LẠY PHẬT "GIÚP" CHO MẸ
Tỳ kheo: Thích Quảng Đạt
Qua chuyến hành hương chiêm bái Phật tích tại Ân Độ, chúng tôi nhận
thấy có rất nhiều vị tu sĩ gồm các nước khác nhau hành trì tại Bồ Đề Đạo
Tràng (BĐĐT). Một điều ngạc nhiên và cảm động khiến tôi phải viết lên
bài viết này, đó là hình ảnh người tu sĩ Việt Nam hành trì tại địa danh
nổi tiếng này.
Có lần chúng tôi đã viết, BĐĐT là một địa danh, là một
Phật tích quan trọng nhất trong tất cả các thánh tích của Phật giáo.
Nơi đây được xem như là “tấm giấy chứng nhận” khai sinh ra đạo Phật. Vì
lẽ đó nó trở nên nổi tiếng và vượt khỏi không gian đất nước Ấn Độ. Cũng
chính vì vậy mỗi ngày lại có nhiều vị tu sĩ mong được sang đây để hành
trì cho thỏa mãn tâm nguyện.
Chúng tôi phát hiện ở phía sau, có hai
người nữ tu sĩ đang lễ bái. Hình ảnh chiếc áo tràng màu lam đã thúc dục
tôi rảo bước tới để được chứng kiến tận mắt. Tôi không dám lên tiếng sợ
làm các vị ấy phân tâm. Tôi đứng hơi xa và cố đưa mắt mình nhìn vào
quyển kinh để trước mặt. Một cảm giác vui mừng, lâng lâng khó tả khi bắt
gặp được chữ viết của dân tộc mình trên một đất nước rộng lớn như vậy.
Do thời gian đi tuor có hạn, tôi đành phải thất lễ với các vị đang hành
trì. Tôi bước tới, chắp tay xá chào, chụp một tấm hình. Một trong hai Sư
cô hiểu được ý của chúng tôi nên đứng dậy rời khỏi chổ hành trì và trò
chuyện.
Điều đầu tiên chúng tôi ghi nhận được là tình cảm của người
con lâu ngày xa quê hương, tổ quốc. Hai tiếng Việt Nam và ngôn ngữ dân
tộc tại đây thiêng liêng cao quý biết nhường nào. Chính nhờ vậy, con
người mới trải được tấm lòng mình ra như một lời chia sẻ, nhắn nhủ thật
cảm động
Người tiếp chuyện với chúng tôi là Sư cô TN Như Th. Hiện
đang tu học tại chùa Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang. Sư cô cho chúng tôi
biết: “có năm Sư cô VN hành trì tại BĐĐT. Tất cả các sư cô phát nguyện
qua đây hành trì 3 tháng. Mỗi ngày, ngồi trì kinh và lễ lạy tại đây hai
thời. Sáng từ 7 giờ cho đến 11 giờ, chiều thì từ 2 giờ cho đến 6 giờ.
Các Sư cô vẫn còn giữ giờ giấc thọ thực như ở VN. Bởi vì sợ rằng sau khi
hành trì xong ba tháng, các Sư cô về nước phải thay đổi giờ thọ thực
một lần nữa”
Các sư cô, đi theo đường bộ từ Việt Nam sang Lào, rồi
từ Lào qua Thái Lan sau đó đi bằng đường hàng không sang Ấn Độ. Với lộ
trình quanh co như vậy nhằm mục đích giảm chi phí tới mức thấp nhất. Các
sư cô sang đây mướn nhà gần BĐĐT tiện cho việc đi lại hành trì. Tiền
mướn nhà 1000 rupees một tháng cho 2 người (khoảng gần 400 ngàn tiền
VN). Các chi phí khác như tiền điện, nước, tiền ăn, tiền chợ…trên dưới
1000 rupees.
Chúng tôi biết có rất nhiều thức ăn của Ấn Độ không hợp
khẩu vị của người VN, nên ngoài thời giờ hành trì các sư cô phải đi chợ
và nấu ăn mục đích nhằm đảm bảo sức khỏe trong suốt thời gian tu tập
tại đây. Phần nhiều các gia vị quý cô phải đem từ Việt Nam sang.
Chúng tôi hỏi Sư cô có tâm nguyện gì lớn không mà phải thân hành sang
đây để lễ bái. “Con nghĩ rằng: hầu hết các tu sĩ Phật giáo, ai cũng mong
được một lầm chiêm ngưỡng và đảnh lễ tại nơi đức Phật chứng đắc đạo
quả” Sư cô trả lời như vậy. Quý Sư cô đã thực hiện nghi lễ “tam bộ nhất
bái” từ dưới chân núi Linh Thứu lên đến mõn núi (nơi chỗ đức Phật ngồi
thuyết pháp), mất 2 tiếng đồng hồ, Sư cô cho chúng tôi biết thêm.
Quả thực, nếu ai là tu sĩ Phật giáo hoặc là các Phật tử thuần thành đều
có ước muốn như vậy. Ngoài địa danh mang tính lịch sử có giá trị, chúng
tôi nghĩ những “linh khí” ít nhiều vẫn còn hội tụ đâu đó, nên khi mọi
người bước vào có cảm giác nhẹ nhàng, an lạc. Vào những tháng đầu mùa
đông, tiết trời se se lạnh, ánh nắng nhẹ dịu cũng làm cho chúng ta dễ
chịu hơn nhiều. Biết rằng mùa này là mùa du lịch của đất nước Ấn Độ,
nhưng ai nấy khi vào đây vẫn trang nghiêm thành kính, tạo nên một quang
cảnh yên bình, thanh thóat.
Ngoài ước mơ chung Sư cô còn ước mơ và suy nghĩ gì riêng không?. Chúng tôi hỏi.
Sư cô trả lời: “Dạ có”
Sư cô trả lời mà nước mắt cứ tuôn trào.
Có lẽ câu hỏi của chúng tôi vô tình nhắc lại chuyện gì buồn lắm. Chúng tôi nghĩ vậy
Quả đúng như suy đoán của chúng tôi lúc ấy. Câu hỏi đó như nhát nhao,
cắt vào đúng vết thương chưa lành hẳn sau 41 năm. Những câu “chuyện khó
tin nhưng có thật” mà tôi tôi thường đọc trên báo an ninh thế giới cuối
tháng, giờ đây xem ra cũng như vậy. Sư cô kể trong nước mắt đầm đìa. Tôi
và ba bạn trẻ cũng không cầm được nước mắt. Đúng ra chúng tôi không
muốn khơi lại và đụng vào nỗi đau mang tính riêng tư ấy. Nhưng được sư
cô Như Th… cho phép nên tôi mạnh dạn lược ghi lại để mong sao người mẹ
của Sư cô và các bà mẹ trẻ khác đọc được dòng tâm sự này cùng nhau suy
ngẫm.
Cách đây 41 năm, tại mảnh đất tỉnh Bình Định có một đôi bạn
trẻ yêu nhau, kết quả của tình yêu sau nhiều năm hai người đeo đuổi là
một bé gái chào đời. Nhưng do nhận thấy khuôn mặt của cô “quá xấu”,
người mẹ thuê một phụ nữ đem đứa con gái vừa lọt lòng ra ngoài đường cho
xe cán chết, mong rằng không muốn thấy có mặt cô sau này.
Người phụ
nữ được thuê, không nỡ ra tay giết hại một sinh linh bé bỏng vô tội,
nên đành đem cô bé bỏ trước cửa chùa của một Sư nữ và về nói dối với bà
là đứa bé đã chết. Cô bé ấy có tên Võ Thị Minh C… (Họ là lấy họ của vị
Sư nữ đó, tất nhiên tên cũng do Sư nữ đặt). Cô bé được chăm sóc và lớn
lên trong tình yêu thương của Sư nữ, rồi được cạo đầu học đạo ngay từ
thời còn tấm bé, nay đã trở thành một Sư cô.
Tình yêu thương của
người cưu mang và hằng ngày kinh kệ cũng không thể nào làm vơi đi nỗi
nhớ mẹ. Tiếng gọi của tình mẫu tử thiêng liêng, khiến cô phải vất vả tìm
kiếm ngược xuôi, mong rằng được kêu lên hai tiếng “mẹ ơi”. Và một điều
mơ ước tầm thường nữa là nhận được cái xoa đầu hay dòng nước mắt hối hận
muộn màng từ người mẹ trẻ lỗi lầm năm ấy
.
Thế nhưng sau nhiều lần
tìm kiếm, hai tiếng “mẹ ơi” của cô đã được thỏa nguyện (cô đã tự mình
kêu như thế). Nhưng cái “xoa đầu và dòng nước mắt hối hận” tầm thường mà
cô hằng ao ước lại không bao giờ có được, ngược lại chỉ là những lời xỉ
vả, đay nghiến… đến nhục nhã. Nhưng dầu sao cũng là mẹ dứt ruột đẻ ra
mình, cô đành ra về trong đôi mắt đỏ hoe và nghe vị mặn đắng trong cổ
họng. Cô nghĩ rằng trong máu huyết của mình có một phần dòng máu của
người mẹ “sắt đá”. Cô mang cả câu chuyện và tâm nguyện riêng tư đó sang
tại BĐĐT lạy Phật thay cho mẹ mình, mong rằng người mẹ của mình “hồi
đầu” như bao người mẹ khác. Đồng thời cởi bỏ đi sợi dây oan nghiệp nhiều
đời nhiều kiếp giữa cô và bà.
Nội dung chính của câu chuyện năm xưa
chỉ chừng ấy. Nhưng “cái chừng ấy” vẫn còn tái diễn đâu đó trong đời
sống xã hội ngày hôm nay. Mạng sống của con người đáng quý mà tình yêu
thương, nhất là tình mẫu tử lại cao quý không gì sánh được. Mong rằng
câu chuyện như một lời nhắn nhũ chân thành đến các bậc cha mẹ và đặc
biệt các bạn trẻ đã và đang mắc phải lỗi lầm tương tự như thế. Chúng ta
cùng nhau sớm tỉnh ngộ để không có những giọt nước mắt hối hận nhưng quá
muộn màng.
(Năm 2006)
Một thoáng Diêm Phù
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
Hành Hương Về Xứ Phật – (Kỳ Cuối)
LÊN NÚI XUỐNG “BIỂN”
Rời trường lên núi “tầm sư”…
Trường đại học Nalanda là ngôi trường Phật giáo đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây trên 1.500 năm. Ngòai giảng dạy kinh Phật ra trường còn có các môn: Thiên văn, Thần học, Luận lý, Y học… trường có đông đảo giáo sư giảng dạy và sinh viên theo học. Bao gồm nhiều quốc gia lân cận khác nhau. Đặc biệt là hai Ngài Huyền Trang và Pháp Hiển. Hai Ngài là người Trung Quốc qua đây, nghiên cứu và tu học. Do thông minh lỗi lạc và đạo hạnh phi phàm, nên sau khi nghiên cứu học tập đã được nhà trường giữ lại giảng dạy tại nơi này, một thời gian khá dài. Ngày nay tất cả chỉ còn lại những nền gạch làm chứng tích.
Nơi đây có lẽ chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì chúng tôi nhận thấy trên bảng giới thiệu chưa có con “dấu vuông” giống như ở vườn Lâm Tỳ Ni.
Chúng tôi đến Rajgir (Ma Kiệt Đà, thuộc kinh thành Vương Xá của vua Tần Bà Sa La -Bimbisāra- xưa kia). Trúc Lâm Tịnh Xá là một khu vườn nhỏ bé so với các thánh tích khác, ước chừng khỏang trên một mẫu. Giữa vườn có một hồ nước rất lớn chiếm gần một nữa diện tích khu vườn. Trong vườn đây đó có những cụm tre xanh mát. Trúc Lâm Tịnh Xá là do sự hỷ cúng của Vua Tần Bà Sa La, trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà thời bấy giờ. Tại thành Vương Xá này đức Phật đã thâu nhận hai vị đệ tử nổi tiếng, sau này trở thành hai trong mười vị đại đệ tử của Đức Phât. Đó là Ngài Xá lợi Phất (Śāriputra) và Ngài Mục Kiền liên (Mahāmaudgalyāyana).
Nơi đây không còn lưu giữ được gì ngoài cái hồ nước trong Tịnh xá. Nơi tháp đức Phật đang ngồi là công trình mới xây dựng gần đây để khách hành hương có nơi chiêm bái?. Rời Tịnh Xá Trúc Lâm, chúng tôi đến thăm viếng nơi Tần Bà Sa La bị vua con (A Xà Thế-Ajātaśatru vaidehīputra) giam giữ, nay chỉ là nền đất đầy cỏ dại. Đứng đây nhìn lên núi Linh Thứu khá rõ. Tại đây đức Phật đã khuyên thuyết vua Tần Bà Sa La nên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, pháp môn tịnh độ đã sớm hình thành từ đây vậy?
Núi Kê Túc (Kukkutapāda-giri), nơi Ngài Ca Diếp đã ôm bình bát đi vào trong đó. Tương truyền Ngài Ca Diếp vẫn còn chờ đợi sự thị hiện của đức Phật Di Lạc để trao lại y bát của Phật Thích Ca? Nay là một ngọn núi đá khô cằn do thiếu nước.
Có hai đường lên núi Linh Thứu (Grdhrakūta), một là đi bằng cáp treo, hai là đi đường bộ. Hệ thống cáp treo rất đơn sơ, còn đường bộ thì được xây từng bậc thềm từ dưới lên trên hòan chỉnh. Trên núi có tháp Hòa Bình do chính phủ Nhật Bản xây dựng vào năm 1960. Vượt qua những bậc cấp lên xuống thì đến được núi Linh Thứu. Từ nơi Phật ngồi thuyết pháp nhìn về hướng Tây là một không gian thoáng đảng rất đẹp. Các ngọn núi nhỏ chạy bao quanh, bên dưới là một thung lũng trông rất thơ mộng khi chiều tà. Chỉ tiếc rằng cả vùng này không có con suối hay một con sông nhỏ nào. Các chú khỉ dạn dĩ ngồi dọc theo các bậc tam cấp để cùng chụp hình chung với khách hành hương. Cách nơi Phật ngồi không xa là hai hang đá, nơi tu tập của Ngài Xá Lợi Phất và A Nan (Ānanda). Hai hang này dần dần bị đen ố do khói nhang và nến của khách hành hương chiêm bái để lại.
Bụi trần đem thả trôi sông
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Varanasi (Ba La Nại). Nơi đây là một trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất xưa kia, sản phẩm nổi tiếng là tơ lụa. Thành cổ Varanasi khoảng 3000 năm tuổi và con sông Hằng nỗi tiếng khắp thế giới.
Sông Hằng là con sông được cho là linh thiêng nhất của người theo đạo Bà La Môn xưa kia và ngày nay vẫn thế. Nước sông Hằng vẫn trong xanh kỳ lạ. Mặt sông êm đềm như nước trong hồ mùa Thu. Những mái chèo của các chiếc thuyền nhỏ đưa du khách tham quan khuấy động, đánh thức dòng sông sau một đêm chảy êm đềm. Thành cổ có tuổi đời khỏang 3000 năm tuổi dọc theo bờ sông Hằng được thắp lên ánh hồng khi mặt trời bắt đầu ló dạng. Những ngôi đền của người Hindu tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tòan thành cổ. Những ánh lửa sáng lên, những cột khói đen bốc lên từ lò thiêu xác chết lộ thiên của người theo đạo Hindu là một phần văn hóa của đất nước này. Tất cả tro cốt và xương người sau khi thiêu được đổ xuống con sông Hằng. Đây là một niềm mơ ước, là một hạnh phúc lớn của những người theo đạo Hindu. Thỉnh thoảng xác người vẫn được thả trôi sông. Đó là xác chết của trẻ em ngây thơ, của những bậc được coi là hiền triết, những người bị rắn cắn và những người “bất đắc kỳ tử” do trúng độc.
Cảnh sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa, bơi lội của người theo đạo Hindu trên sông Hằng trong những buổi sáng tinh sương tồn tại hơn 3000 năm nay. Họ tin tưởng sau khi tắm nước sông Hằng thì rửa sạch được mọi tội lỗi và khi chết được sanh về các cõi trời được hưởng phước sung sướng. Có lần đức Phật thuyết giảng và đã đề cập đến vấn đề này với các đệ tử của Ngài rằng: “Nếu điều đó có thật thì các thủy cầm và các loài lấy sông Hằng làm nhà chính là nhũng loài giải thóat trước, bởi vì chúng tắm nước sông Hằng nhiều hơn chúng ta”.
Du khách đến đây nhiều thành phần và nhiều độ tuổi khác nhau. Những ngọn đèn nhỏ của khách thả trôi theo dòng sông mang những lời cầu nguyện thầm kính, riêng tư tạo thêm vẻ lung linh, huyền diệu, kỳ bí trên mình nó. Tôi cũng thả một ngọn đèn nhưng không biết nguyện ước điều gì? Chợt nhớ tới lời của TT Huyền Diệu nên tôi chỉ cầu nguyện duy nhất, mong rằng cho đất nước Nepal nhanh chóng được hòa bình và dân chúng nơi đó sớm thóat cảnh nghèo khổ.
Hạnh phúc trần gian…
Trước khi rời Ấn Độ chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng đền Taj Mahal và thủ đô New Dehli. Giá trị vật chất của ngôi đền tòan đá trắng này phải tính hàng chục tỷ đô la ngày nay. Bao công sức, tiền bạc, mồ hôi, máu và sinh mạng của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã đổ ra để tôn tạo nơi yên nghỉ cuối cùng cho người vợ (hòang hậu Mumta Mahan) hết mực yêu quý của vua Shah Jahan. Đền được xây dựng năm 1630 và kéo dài 22 năm. An ninh tại đây được thắt chặt đến mức tuyệt đối. Du khách phải để lại tất cả những thứ gì có dính dáng đến kim loại, ngoài máy ảnh và máy quay phim.
Thủ đô New Dehli thì thật tuyệt vời, mật độ cây xanh và khỏang không các nơi đặt trụ sở của cơ quan công quyền thật lý tưởng. Cơ sở hạ tầng trong thành phố khá hiện đại. Mong rằng vùng Bắc Ấn sẽ sánh vai kịp New Dehli trong một ngày không xa.
Thay lời kết
Trong 12 ngày hành hương chiêm bái các thánh tích, không một nơi nào chúng tôi bỏ sót, cho dù đến đó trể. Điển hình khi đến thành phố Patna thủ phủ của bang Bihar để chiêm bái Xá Lợi Tự Đức Phật. Nơi đánh dấu sự ra đời của giáo đòan Ni chúng. Nhưng do phải “hồi đầu” khi đòan đến thì nơi này đã đóng cửa. Chúng tôi đành phải thắp nến và vọng bái từ ngoài vào. Nhưng tôi thấy vẫn còn thiếu một điều gì đó, chắc còn duyên nợ gì đây chăng?
Quả thực đất nước Ấn Độ rất “huyền diệu, kỳ bí”. Những gì tôi đã học, đã đọc và hành hương chiêm bái cũng không thể nào hiểu hết một cách trọn vẹn về nơi ấy. Có quá nhiều điều mà mỗi người sau chuyến đi này phải mất cả cuộc đời suy tư, chưa chắc tìm ra cho mình một lời giải thích hợp lý.
Hình ảnh một thanh niên trẻ đẹp, mình trần, đóng khố, không biết theo tôn giáo nào mà cứ đi ba bước rồi đưa hai tay ra nằm xoài úp mặt xuống đất dọc theo con đường. Có phải đây là cách hành trì “tam bộ nhất bái” giống như của Phật giáo hay không?
Phố xá chật hẹp, đông đúc, nhà cửa nhếc nhác, tiểu tiện bừa bãi, người và bò dê chung sống hòa thuận với nhau. Chúng hiên ngang đi lại trong thành phố và phóng uế tự do. Tất cả tạo lên một mùi rất đặc trưng cho toàn khu phố.
Vùng nông thôn Bắc Ấn Độ sống trong cảnh hết sức nghèo nàn, nhà cửa rách nát, chất đốt chủ yếu làm từ phân bò phơi khô thành từng bánh, bỏ vào lò giống như ở Việt Nam chúng ta nấu bằng than vậy. Ấy mà, trên khuôn mặt và đôi mắt của họ luôn luôn ngời sáng, lạc quan, điềm tĩnh, hồn nhiên, vô tư khiến chúng tôi phải kinh ngạc. Sự phân biệt giai cấp của đạo Bà La Môn có trên 3000 năm nay hiện vẫn đang được duy trì. Đó có phải là điều “kỳ lạ” của chúng ta trong thiên niên kỷ này?
Chúng tôi thiết nghĩ, do lòng bi mẫn siêu phàm mà đức Phật chúng ta đã chọn để thị hiện đản sanh tại xứ sở này? Nhằm khai thị để cứu khổ cho nhân loại nói chung và người dân vùng Bắc Ấn nói riêng? Phước của đức Phật để lại quá lớn và quá nhiều, cụ thể là các địa danh nơi Ngài đặt chân đến. Nếu biết cách tổ chức, sắp xếp, khai thác hợp lý, thu hút du khách và các nhà đầu tư cũng tạo được công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển và nâng cao đời sống cho cộng đồng…
Ngoài các tôn giáo lớn như chúng ta đã biết, các tôn giáo nhỏ, phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa sống…của người dân xứ này vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu. Đó cũng là sự thách đố cho những ai có niềm đam mê nghiên cứu, khám phá những điều mới lạ. Riêng tôi không thể nào hiểu hết những suy nghĩ trong cái đầu chưa một lần biết đến mũ nón. Nhất là trong những cái đầu có xu hướng dâng trọn đời sống của mình cho các đấng thần linh.
Sau chuyến đi những điều “huyền diệu, kỳ bí” như đang hé mở rồi đóng lại. Chúng tôi không thể đem phong tục, tập quán, văn hóa… của đất nước mình để làm thước đo rồi phán xét hay đưa ra một kết luận. Hãy đứng nhìn và để cho nó vận hành êm ả như dòng sông Hằng trong buổi sáng tinh sương. Mong rằng “phước điền” của đức Phật sẽ giúp cho đồng lúa nặng hạt, cây trái trĩu quả để người dân của đất nước Ngài no đủ hơn và hạnh phúc hơn.
Rời trường lên núi “tầm sư”…
Trường đại học Nalanda là ngôi trường Phật giáo đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây trên 1.500 năm. Ngòai giảng dạy kinh Phật ra trường còn có các môn: Thiên văn, Thần học, Luận lý, Y học… trường có đông đảo giáo sư giảng dạy và sinh viên theo học. Bao gồm nhiều quốc gia lân cận khác nhau. Đặc biệt là hai Ngài Huyền Trang và Pháp Hiển. Hai Ngài là người Trung Quốc qua đây, nghiên cứu và tu học. Do thông minh lỗi lạc và đạo hạnh phi phàm, nên sau khi nghiên cứu học tập đã được nhà trường giữ lại giảng dạy tại nơi này, một thời gian khá dài. Ngày nay tất cả chỉ còn lại những nền gạch làm chứng tích.
Nơi đây có lẽ chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì chúng tôi nhận thấy trên bảng giới thiệu chưa có con “dấu vuông” giống như ở vườn Lâm Tỳ Ni.
Chúng tôi đến Rajgir (Ma Kiệt Đà, thuộc kinh thành Vương Xá của vua Tần Bà Sa La -Bimbisāra- xưa kia). Trúc Lâm Tịnh Xá là một khu vườn nhỏ bé so với các thánh tích khác, ước chừng khỏang trên một mẫu. Giữa vườn có một hồ nước rất lớn chiếm gần một nữa diện tích khu vườn. Trong vườn đây đó có những cụm tre xanh mát. Trúc Lâm Tịnh Xá là do sự hỷ cúng của Vua Tần Bà Sa La, trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà thời bấy giờ. Tại thành Vương Xá này đức Phật đã thâu nhận hai vị đệ tử nổi tiếng, sau này trở thành hai trong mười vị đại đệ tử của Đức Phât. Đó là Ngài Xá lợi Phất (Śāriputra) và Ngài Mục Kiền liên (Mahāmaudgalyāyana).
Nơi đây không còn lưu giữ được gì ngoài cái hồ nước trong Tịnh xá. Nơi tháp đức Phật đang ngồi là công trình mới xây dựng gần đây để khách hành hương có nơi chiêm bái?. Rời Tịnh Xá Trúc Lâm, chúng tôi đến thăm viếng nơi Tần Bà Sa La bị vua con (A Xà Thế-Ajātaśatru vaidehīputra) giam giữ, nay chỉ là nền đất đầy cỏ dại. Đứng đây nhìn lên núi Linh Thứu khá rõ. Tại đây đức Phật đã khuyên thuyết vua Tần Bà Sa La nên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, pháp môn tịnh độ đã sớm hình thành từ đây vậy?
Núi Kê Túc (Kukkutapāda-giri), nơi Ngài Ca Diếp đã ôm bình bát đi vào trong đó. Tương truyền Ngài Ca Diếp vẫn còn chờ đợi sự thị hiện của đức Phật Di Lạc để trao lại y bát của Phật Thích Ca? Nay là một ngọn núi đá khô cằn do thiếu nước.
Có hai đường lên núi Linh Thứu (Grdhrakūta), một là đi bằng cáp treo, hai là đi đường bộ. Hệ thống cáp treo rất đơn sơ, còn đường bộ thì được xây từng bậc thềm từ dưới lên trên hòan chỉnh. Trên núi có tháp Hòa Bình do chính phủ Nhật Bản xây dựng vào năm 1960. Vượt qua những bậc cấp lên xuống thì đến được núi Linh Thứu. Từ nơi Phật ngồi thuyết pháp nhìn về hướng Tây là một không gian thoáng đảng rất đẹp. Các ngọn núi nhỏ chạy bao quanh, bên dưới là một thung lũng trông rất thơ mộng khi chiều tà. Chỉ tiếc rằng cả vùng này không có con suối hay một con sông nhỏ nào. Các chú khỉ dạn dĩ ngồi dọc theo các bậc tam cấp để cùng chụp hình chung với khách hành hương. Cách nơi Phật ngồi không xa là hai hang đá, nơi tu tập của Ngài Xá Lợi Phất và A Nan (Ānanda). Hai hang này dần dần bị đen ố do khói nhang và nến của khách hành hương chiêm bái để lại.
Bụi trần đem thả trôi sông
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Varanasi (Ba La Nại). Nơi đây là một trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất xưa kia, sản phẩm nổi tiếng là tơ lụa. Thành cổ Varanasi khoảng 3000 năm tuổi và con sông Hằng nỗi tiếng khắp thế giới.
Sông Hằng là con sông được cho là linh thiêng nhất của người theo đạo Bà La Môn xưa kia và ngày nay vẫn thế. Nước sông Hằng vẫn trong xanh kỳ lạ. Mặt sông êm đềm như nước trong hồ mùa Thu. Những mái chèo của các chiếc thuyền nhỏ đưa du khách tham quan khuấy động, đánh thức dòng sông sau một đêm chảy êm đềm. Thành cổ có tuổi đời khỏang 3000 năm tuổi dọc theo bờ sông Hằng được thắp lên ánh hồng khi mặt trời bắt đầu ló dạng. Những ngôi đền của người Hindu tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tòan thành cổ. Những ánh lửa sáng lên, những cột khói đen bốc lên từ lò thiêu xác chết lộ thiên của người theo đạo Hindu là một phần văn hóa của đất nước này. Tất cả tro cốt và xương người sau khi thiêu được đổ xuống con sông Hằng. Đây là một niềm mơ ước, là một hạnh phúc lớn của những người theo đạo Hindu. Thỉnh thoảng xác người vẫn được thả trôi sông. Đó là xác chết của trẻ em ngây thơ, của những bậc được coi là hiền triết, những người bị rắn cắn và những người “bất đắc kỳ tử” do trúng độc.
Cảnh sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa, bơi lội của người theo đạo Hindu trên sông Hằng trong những buổi sáng tinh sương tồn tại hơn 3000 năm nay. Họ tin tưởng sau khi tắm nước sông Hằng thì rửa sạch được mọi tội lỗi và khi chết được sanh về các cõi trời được hưởng phước sung sướng. Có lần đức Phật thuyết giảng và đã đề cập đến vấn đề này với các đệ tử của Ngài rằng: “Nếu điều đó có thật thì các thủy cầm và các loài lấy sông Hằng làm nhà chính là nhũng loài giải thóat trước, bởi vì chúng tắm nước sông Hằng nhiều hơn chúng ta”.
Du khách đến đây nhiều thành phần và nhiều độ tuổi khác nhau. Những ngọn đèn nhỏ của khách thả trôi theo dòng sông mang những lời cầu nguyện thầm kính, riêng tư tạo thêm vẻ lung linh, huyền diệu, kỳ bí trên mình nó. Tôi cũng thả một ngọn đèn nhưng không biết nguyện ước điều gì? Chợt nhớ tới lời của TT Huyền Diệu nên tôi chỉ cầu nguyện duy nhất, mong rằng cho đất nước Nepal nhanh chóng được hòa bình và dân chúng nơi đó sớm thóat cảnh nghèo khổ.
Hạnh phúc trần gian…
Trước khi rời Ấn Độ chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng đền Taj Mahal và thủ đô New Dehli. Giá trị vật chất của ngôi đền tòan đá trắng này phải tính hàng chục tỷ đô la ngày nay. Bao công sức, tiền bạc, mồ hôi, máu và sinh mạng của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã đổ ra để tôn tạo nơi yên nghỉ cuối cùng cho người vợ (hòang hậu Mumta Mahan) hết mực yêu quý của vua Shah Jahan. Đền được xây dựng năm 1630 và kéo dài 22 năm. An ninh tại đây được thắt chặt đến mức tuyệt đối. Du khách phải để lại tất cả những thứ gì có dính dáng đến kim loại, ngoài máy ảnh và máy quay phim.
Thủ đô New Dehli thì thật tuyệt vời, mật độ cây xanh và khỏang không các nơi đặt trụ sở của cơ quan công quyền thật lý tưởng. Cơ sở hạ tầng trong thành phố khá hiện đại. Mong rằng vùng Bắc Ấn sẽ sánh vai kịp New Dehli trong một ngày không xa.
Thay lời kết
Trong 12 ngày hành hương chiêm bái các thánh tích, không một nơi nào chúng tôi bỏ sót, cho dù đến đó trể. Điển hình khi đến thành phố Patna thủ phủ của bang Bihar để chiêm bái Xá Lợi Tự Đức Phật. Nơi đánh dấu sự ra đời của giáo đòan Ni chúng. Nhưng do phải “hồi đầu” khi đòan đến thì nơi này đã đóng cửa. Chúng tôi đành phải thắp nến và vọng bái từ ngoài vào. Nhưng tôi thấy vẫn còn thiếu một điều gì đó, chắc còn duyên nợ gì đây chăng?
Quả thực đất nước Ấn Độ rất “huyền diệu, kỳ bí”. Những gì tôi đã học, đã đọc và hành hương chiêm bái cũng không thể nào hiểu hết một cách trọn vẹn về nơi ấy. Có quá nhiều điều mà mỗi người sau chuyến đi này phải mất cả cuộc đời suy tư, chưa chắc tìm ra cho mình một lời giải thích hợp lý.
Hình ảnh một thanh niên trẻ đẹp, mình trần, đóng khố, không biết theo tôn giáo nào mà cứ đi ba bước rồi đưa hai tay ra nằm xoài úp mặt xuống đất dọc theo con đường. Có phải đây là cách hành trì “tam bộ nhất bái” giống như của Phật giáo hay không?
Phố xá chật hẹp, đông đúc, nhà cửa nhếc nhác, tiểu tiện bừa bãi, người và bò dê chung sống hòa thuận với nhau. Chúng hiên ngang đi lại trong thành phố và phóng uế tự do. Tất cả tạo lên một mùi rất đặc trưng cho toàn khu phố.
Vùng nông thôn Bắc Ấn Độ sống trong cảnh hết sức nghèo nàn, nhà cửa rách nát, chất đốt chủ yếu làm từ phân bò phơi khô thành từng bánh, bỏ vào lò giống như ở Việt Nam chúng ta nấu bằng than vậy. Ấy mà, trên khuôn mặt và đôi mắt của họ luôn luôn ngời sáng, lạc quan, điềm tĩnh, hồn nhiên, vô tư khiến chúng tôi phải kinh ngạc. Sự phân biệt giai cấp của đạo Bà La Môn có trên 3000 năm nay hiện vẫn đang được duy trì. Đó có phải là điều “kỳ lạ” của chúng ta trong thiên niên kỷ này?
Chúng tôi thiết nghĩ, do lòng bi mẫn siêu phàm mà đức Phật chúng ta đã chọn để thị hiện đản sanh tại xứ sở này? Nhằm khai thị để cứu khổ cho nhân loại nói chung và người dân vùng Bắc Ấn nói riêng? Phước của đức Phật để lại quá lớn và quá nhiều, cụ thể là các địa danh nơi Ngài đặt chân đến. Nếu biết cách tổ chức, sắp xếp, khai thác hợp lý, thu hút du khách và các nhà đầu tư cũng tạo được công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển và nâng cao đời sống cho cộng đồng…
Ngoài các tôn giáo lớn như chúng ta đã biết, các tôn giáo nhỏ, phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa sống…của người dân xứ này vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu. Đó cũng là sự thách đố cho những ai có niềm đam mê nghiên cứu, khám phá những điều mới lạ. Riêng tôi không thể nào hiểu hết những suy nghĩ trong cái đầu chưa một lần biết đến mũ nón. Nhất là trong những cái đầu có xu hướng dâng trọn đời sống của mình cho các đấng thần linh.
Sau chuyến đi những điều “huyền diệu, kỳ bí” như đang hé mở rồi đóng lại. Chúng tôi không thể đem phong tục, tập quán, văn hóa… của đất nước mình để làm thước đo rồi phán xét hay đưa ra một kết luận. Hãy đứng nhìn và để cho nó vận hành êm ả như dòng sông Hằng trong buổi sáng tinh sương. Mong rằng “phước điền” của đức Phật sẽ giúp cho đồng lúa nặng hạt, cây trái trĩu quả để người dân của đất nước Ngài no đủ hơn và hạnh phúc hơn.
HẾT
LÊN NÚI XUỐNG “BIỂN”
Rời trường lên núi “tầm sư”…
Trường
đại học Nalanda là ngôi trường Phật giáo đầu tiên trên thế giới ra đời
cách đây trên 1.500 năm. Ngòai giảng dạy kinh Phật ra trường còn có các
môn: Thiên văn, Thần học, Luận lý, Y học… trường có đông đảo giáo sư
giảng dạy và sinh viên theo học. Bao gồm nhiều quốc gia lân cận khác
nhau. Đặc biệt là hai Ngài Huyền Trang và Pháp Hiển. Hai Ngài là người
Trung Quốc qua đây, nghiên cứu và tu học. Do thông minh lỗi lạc và đạo
hạnh phi phàm, nên sau khi nghiên cứu học tập đã được nhà trường giữ lại
giảng dạy tại nơi này, một thời gian khá dài. Ngày nay tất cả chỉ còn
lại những nền gạch làm chứng tích.
Nơi
đây có lẽ chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì chúng tôi
nhận thấy trên bảng giới thiệu chưa có con “dấu vuông” giống như ở vườn
Lâm Tỳ Ni.
Chúng
tôi đến Rajgir (Ma Kiệt Đà, thuộc kinh thành Vương Xá của vua Tần Bà Sa
La -Bimbisāra- xưa kia). Trúc Lâm Tịnh Xá là một khu vườn nhỏ bé so với
các thánh tích khác, ước chừng khỏang trên một mẫu. Giữa vườn có một
hồ nước rất lớn chiếm gần một nữa diện tích khu vườn. Trong vườn đây đó
có những cụm tre xanh mát. Trúc Lâm Tịnh Xá là do sự hỷ cúng của Vua
Tần Bà Sa La, trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà thời bấy giờ. Tại thành Vương
Xá này đức Phật đã thâu nhận hai vị đệ tử nổi tiếng, sau này trở thành
hai trong mười vị đại đệ tử của Đức Phât. Đó là Ngài Xá lợi Phất
(Śāriputra) và Ngài Mục Kiền liên (Mahāmaudgalyāyana).
Nơi
đây không còn lưu giữ được gì ngoài cái hồ nước trong Tịnh xá. Nơi tháp
đức Phật đang ngồi là công trình mới xây dựng gần đây để khách hành
hương có nơi chiêm bái?. Rời Tịnh Xá Trúc Lâm, chúng tôi đến thăm viếng
nơi Tần Bà Sa La bị vua con (A Xà Thế-Ajātaśatru vaidehīputra) giam giữ,
nay chỉ là nền đất đầy cỏ dại. Đứng đây nhìn lên núi Linh Thứu khá rõ.
Tại đây đức Phật đã khuyên thuyết vua Tần Bà Sa La nên niệm danh hiệu
đức Phật A Di Đà, pháp môn tịnh độ đã sớm hình thành từ đây vậy?
Núi
Kê Túc (Kukkutapāda-giri), nơi Ngài Ca Diếp đã ôm bình bát đi vào trong
đó. Tương truyền Ngài Ca Diếp vẫn còn chờ đợi sự thị hiện của đức Phật
Di Lạc để trao lại y bát của Phật Thích Ca? Nay là một ngọn núi đá khô
cằn do thiếu nước.
Có
hai đường lên núi Linh Thứu (Grdhrakūta), một là đi bằng cáp treo, hai
là đi đường bộ. Hệ thống cáp treo rất đơn sơ, còn đường bộ thì được xây
từng bậc thềm từ dưới lên trên hòan chỉnh. Trên núi có tháp Hòa Bình do
chính phủ Nhật Bản xây dựng vào năm 1960. Vượt qua những bậc cấp lên
xuống thì đến được núi Linh Thứu. Từ nơi Phật ngồi thuyết pháp nhìn về
hướng Tây là một không gian thoáng đảng rất đẹp. Các ngọn núi nhỏ chạy
bao quanh, bên dưới là một thung lũng trông rất thơ mộng khi chiều tà.
Chỉ tiếc rằng cả vùng này không có con suối hay một con sông nhỏ nào.
Các chú khỉ dạn dĩ ngồi dọc theo các bậc tam cấp để cùng chụp hình chung
với khách hành hương. Cách nơi Phật ngồi không xa là hai hang đá, nơi
tu tập của Ngài Xá Lợi Phất và A Nan (Ānanda). Hai hang này dần dần bị
đen ố do khói nhang và nến của khách hành hương chiêm bái để lại.
Bụi trần đem thả trôi sông
Chúng
tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Varanasi (Ba La Nại). Nơi đây là một
trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất xưa kia, sản phẩm nổi
tiếng là tơ lụa. Thành cổ Varanasi khoảng 3000 năm tuổi và con sông Hằng
nỗi tiếng khắp thế giới.
Sông
Hằng là con sông được cho là linh thiêng nhất của người theo đạo Bà La
Môn xưa kia và ngày nay vẫn thế. Nước sông Hằng vẫn trong xanh kỳ lạ.
Mặt sông êm đềm như nước trong hồ mùa Thu. Những mái chèo của các chiếc
thuyền nhỏ đưa du khách tham quan khuấy động, đánh thức dòng sông sau
một đêm chảy êm đềm. Thành cổ có tuổi đời khỏang 3000 năm tuổi dọc theo
bờ sông Hằng được thắp lên ánh hồng khi mặt trời bắt đầu ló dạng. Những
ngôi đền của người Hindu tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tòan thành cổ.
Những ánh lửa sáng lên, những cột khói đen bốc lên từ lò thiêu xác chết
lộ thiên của người theo đạo Hindu là một phần văn hóa của đất nước này.
Tất cả tro cốt và xương người sau khi thiêu được đổ xuống con sông Hằng.
Đây là một niềm mơ ước, là một hạnh phúc lớn của những người theo đạo
Hindu. Thỉnh thoảng xác người vẫn được thả trôi sông. Đó là xác chết của
trẻ em ngây thơ, của những bậc được coi là hiền triết, những người bị
rắn cắn và những người “bất đắc kỳ tử” do trúng độc.
Cảnh
sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa, bơi lội của người theo đạo Hindu trên
sông Hằng trong những buổi sáng tinh sương tồn tại hơn 3000 năm nay. Họ
tin tưởng sau khi tắm nước sông Hằng thì rửa sạch được mọi tội lỗi và
khi chết được sanh về các cõi trời được hưởng phước sung sướng. Có lần
đức Phật thuyết giảng và đã đề cập đến vấn đề này với các đệ tử của Ngài
rằng: “Nếu điều đó có thật thì các thủy cầm và các loài lấy sông Hằng
làm nhà chính là nhũng loài giải thóat trước, bởi vì chúng tắm nước sông
Hằng nhiều hơn chúng ta”.
Du
khách đến đây nhiều thành phần và nhiều độ tuổi khác nhau. Những ngọn
đèn nhỏ của khách thả trôi theo dòng sông mang những lời cầu nguyện thầm
kính, riêng tư tạo thêm vẻ lung linh, huyền diệu, kỳ bí trên mình nó.
Tôi cũng thả một ngọn đèn nhưng không biết nguyện ước điều gì? Chợt nhớ
tới lời của TT Huyền Diệu nên tôi chỉ cầu nguyện duy nhất, mong rằng cho
đất nước Nepal nhanh chóng được hòa bình và dân chúng nơi đó sớm thóat
cảnh nghèo khổ.
Hạnh phúc trần gian…
Hạnh phúc trần gian…
Trước
khi rời Ấn Độ chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng đền Taj Mahal và thủ đô New
Dehli. Giá trị vật chất của ngôi đền tòan đá trắng này phải tính hàng
chục tỷ đô la ngày nay. Bao công sức, tiền bạc, mồ hôi, máu và sinh mạng
của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã đổ ra để tôn tạo nơi yên nghỉ cuối
cùng cho người vợ (hòang hậu Mumta Mahan) hết mực yêu quý của vua Shah
Jahan. Đền được xây dựng năm 1630 và kéo dài 22 năm. An ninh tại đây
được thắt chặt đến mức tuyệt đối. Du khách phải để lại tất cả những thứ
gì có dính dáng đến kim loại, ngoài máy ảnh và máy quay phim.
Thủ
đô New Dehli thì thật tuyệt vời, mật độ cây xanh và khỏang không các
nơi đặt trụ sở của cơ quan công quyền thật lý tưởng. Cơ sở hạ tầng trong
thành phố khá hiện đại. Mong rằng vùng Bắc Ấn sẽ sánh vai kịp New Dehli
trong một ngày không xa.
Thay lời kết
Trong
12 ngày hành hương chiêm bái các thánh tích, không một nơi nào chúng
tôi bỏ sót, cho dù đến đó trể. Điển hình khi đến thành phố Patna thủ phủ
của bang Bihar để chiêm bái Xá Lợi Tự Đức Phật. Nơi đánh dấu sự ra đời
của giáo đòan Ni chúng. Nhưng do phải “hồi đầu” khi đòan đến thì nơi này
đã đóng cửa. Chúng tôi đành phải thắp nến và vọng bái từ ngoài vào.
Nhưng tôi thấy vẫn còn thiếu một điều gì đó, chắc còn duyên nợ gì đây
chăng?
Quả
thực đất nước Ấn Độ rất “huyền diệu, kỳ bí”. Những gì tôi đã học, đã
đọc và hành hương chiêm bái cũng không thể nào hiểu hết một cách trọn
vẹn về nơi ấy. Có quá nhiều điều mà mỗi người sau chuyến đi này phải mất
cả cuộc đời suy tư, chưa chắc tìm ra cho mình một lời giải thích hợp
lý.
Hình
ảnh một thanh niên trẻ đẹp, mình trần, đóng khố, không biết theo tôn
giáo nào mà cứ đi ba bước rồi đưa hai tay ra nằm xoài úp mặt xuống đất
dọc theo con đường. Có phải đây là cách hành trì “tam bộ nhất bái” giống
như của Phật giáo hay không?
Phố
xá chật hẹp, đông đúc, nhà cửa nhếc nhác, tiểu tiện bừa bãi, người và
bò dê chung sống hòa thuận với nhau. Chúng hiên ngang đi lại trong thành
phố và phóng uế tự do. Tất cả tạo lên một mùi rất đặc trưng cho toàn
khu phố.
Vùng
nông thôn Bắc Ấn Độ sống trong cảnh hết sức nghèo nàn, nhà cửa rách
nát, chất đốt chủ yếu làm từ phân bò phơi khô thành từng bánh, bỏ vào lò
giống như ở Việt Nam chúng ta nấu bằng than vậy. Ấy mà, trên khuôn mặt
và đôi mắt của họ luôn luôn ngời sáng, lạc quan, điềm tĩnh, hồn nhiên,
vô tư khiến chúng tôi phải kinh ngạc. Sự phân biệt giai cấp của đạo Bà
La Môn có trên 3000 năm nay hiện vẫn đang được duy trì. Đó có phải là
điều “kỳ lạ” của chúng ta trong thiên niên kỷ này?
Chúng
tôi thiết nghĩ, do lòng bi mẫn siêu phàm mà đức Phật chúng ta đã chọn
để thị hiện đản sanh tại xứ sở này? Nhằm khai thị để cứu khổ cho nhân
loại nói chung và người dân vùng Bắc Ấn nói riêng? Phước của đức Phật để
lại quá lớn và quá nhiều, cụ thể là các địa danh nơi Ngài đặt chân đến.
Nếu biết cách tổ chức, sắp xếp, khai thác hợp lý, thu hút du khách và
các nhà đầu tư cũng tạo được công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho
người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển và nâng cao
đời sống cho cộng đồng…
Ngoài
các tôn giáo lớn như chúng ta đã biết, các tôn giáo nhỏ, phong tục, tập
quán, lễ hội, văn hóa sống…của người dân xứ này vẫn còn nhiều điều để
tìm hiểu. Đó cũng là sự thách đố cho những ai có niềm đam mê nghiên cứu,
khám phá những điều mới lạ. Riêng tôi không thể nào hiểu hết những suy
nghĩ trong cái đầu chưa một lần biết đến mũ nón. Nhất là trong những cái
đầu có xu hướng dâng trọn đời sống của mình cho các đấng thần linh.
Sau
chuyến đi những điều “huyền diệu, kỳ bí” như đang hé mở rồi đóng lại.
Chúng tôi không thể đem phong tục, tập quán, văn hóa… của đất nước mình
để làm thước đo rồi phán xét hay đưa ra một kết luận. Hãy đứng nhìn và
để cho nó vận hành êm ả như dòng sông Hằng trong buổi sáng tinh sương.
Mong rằng “phước điền” của đức Phật sẽ giúp cho đồng lúa nặng hạt, cây
trái trĩu quả để người dân của đất nước Ngài no đủ hơn và hạnh phúc hơn.
- See more at: http://bodephatquoc.com/hanh-huong-ve-xu-phat-ky-cuoi.html#sthash.xPgc5DSZ.dpufHành Hương Về Xứ Phật – (Kỳ III)
HÀNG PHỤC MA QUÂN, CHUYỂN BÁNH XE PHÁP
“Giấy chứng nhận” khai sinh của đạo Phật
Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) là một Phật tích quan trọng nhất trong các Phật tích. Nếu như tại đây thái tử Tất Đạt Đa không hàng phục được nội ma, ngoại ma; không diệt trừ tận cùng cội rễ vô minh, phiền não, không chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì đạo Phật không xuất hiện trên đời này, và một chuổi sự kiện như ngôi Tam bảo không hình thành và giá trị các thánh tích như Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Câu Thi Na (Kuśinagar), Vườn Lộc Uyển (Mrgadāva), Linh Thứu (Grdhrakūta), núi Kê Túc (Kukkutapāda-giri)…chỉ là những gò đất, đồi núi bình thường như bao đồi núi trên các quốc gia khác.
Nhận biết rõ tầm quan trọng đó, nên có rất nhiều đòan Tăng Ni Phật tử trên thế giới cũng như các du khách về đây lễ bái, hành trì và tham quan. Lượng khách du lịch, hành hương lễ bái mỗi ngày một nhiều. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Sự kích cầu thích đáng có tính tương tác làm thỏa mãn và có lợi cho du khách lẫn người dân địa phương nơi đó. Các quan chức của nước sở tại cũng ý thức được điều này nên đã và đang duy tu, bảo dưỡng các công trình trong thánh tích một cách chu đáo.
Khi chúng tôi đến, nhằm lúc đang duy tu một số công trình nhỏ, nhưng cũng nhộn nhịp khách vào ra. Nơi đây hội tụ nhiều đòan khách của nhiều nước trên thế giới. Có đầy đủ kẻ “chiêm” người “bái”. Hình ảnh các tu sĩ Phật giáo người Tây Tạng hành trì miệt mài tại gốc Bồ đề hàng giờ liền. Có vị lạy 4 giờ đồng hồ liên tục. Trên tấm ván hành trì của các vị tu sĩ Tây Tạng nhẵn bóng. Cách lạy của họ khác với tu sĩ Việt Nam chúng ta, tạo nên độ bóng sáng của tấm ván.
Quanh đó có nhiều tu sĩ và Phật tử đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Srilanka, Thái Lan… họ ngồi quanh vị sư lắng nghe thuyết pháp. Các Phật tử và tu sĩ đến từ các nước phương Tây lại chọn phương pháp tọa thiền. Một phát hiện khá thú vị của chúng tôi là có 2 Ni cô người VN, hiện đang tu học tại Nha Trang phát nguyện hành trì tại đây 3 tháng (chúng tôi sẽ đề cập riêng trong một bài khác).
Cũng tại nơi này, chúng tôi cũng gặp được các du khách Việt Nam. Họ là những cán bộ giảng dạy tại một trường đại học ở Thái Nguyên qua đây tu nghiệp. Trước ngày về nước họ đã tranh thủ thăm viếng Bồ Đề Đạo Tràng. Bởi vì họ nghe nói rằng: “Đây là vùng đất linh thiêng và kỳ bí của Phật giáo”. Một trong hai người trả lời với chúng tôi như vậy. Thế mới biết rằng, sự lan tỏa tiếng vang của những thánh tích có tính cộng hưởng rất lớn trong lòng quần chúng. Chính điều này khêu gợi lên trí tò mò và lòng ngưỡng mộ của mọi người mọi giới trong xã hội.
Cây bồ đề “cháu” của cây bồ đề khi đức Phật ngồi thiền định suốt 49 ngày tại Bồ Đề Đạo Tràng đang già cỗi. Các nhánh được chống đở một cách rất cẩn thận. Hy vọng rằng sự chăm sóc và bảo dưỡng của con người sẽ kéo dài tuổi thọ cho nó. Bởi nó chính là một trong những “nhân chứng” rất có giá trị của Phật giáo. Tôi ngồi chờ đợi hàng giờ trông mông nhặt được một chiếc lá bồ đề tại đây đem về làm kỷ niệm. Nhưng đợi chờ chỉ là chờ đợi. Cuối cùng tôi đã ra về tay không. Chắc tôi chưa có được diễm phúc ấy?.
Cách Bồ Đề Đạo Tràng khỏang 2km, chùa của nhiều nước như Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…được xây dựng công phu và hoành tráng và hòan chỉnh. Riêng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do TT Huyền Diệu kiến tạo, xây dựng và trụ trì cũng còn ngổn ngang.
Chuyển bánh xe phápTháp Chaukhandi cách vườn Lộc uyển, khỏang 200 mét. Nơi đây lần đầu tiên đức Phật gặp năm anh em Kiều Trần Như, sau khi Ngài chứng đắc đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Hiện nay những người có trách nhiện đang chuẩn bị vật liệu để tu bổ lại phần chân bao xung quanh ngôi tháp.
Vườn Lộc Uyển (Mrgadāva) ở Sarnath ước rộng trên ba mẫu. Cổ tháp Dhamekh trong vườn Lộc uyển đang trong thời kỳ tu sửa. Những giàn giáo xung quanh tháp được làm bằng tre đó là điều lạ so với VN chúng ta hiện nay. Các công nhân xây trét lại cổ tháp bằng một chất kết dính màu gạch nâu đỏ. Vị trí cổ tháp là nơi đánh dấu chỗ đức Phật ngồi giảng bài pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như. Ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) chính thức ra đời từ đó.
Phía sau vườn là một bầy hươu gần 100 con, được nuôi nhốt có hàng rào kẽm gai bảo vệ chặt chẽ. Chúng tỏ ra rất thân thiện với khách khi cho chúng ăn. Trụ đá được dựng lên từ thời vua Asoka đã bị gãy làm 4 đọan. Đây là kết quả này do nạn xâm lược của ngoại bang. Ngày nay 4 đoạn gãy đó được bảo vệ bằng hàng rào khá kiên cố.
Trong vườn Lộc Uyển các nhóm học sinh vui đùa hồn nhiên. Các em tỏ ra rất hiếu khách tuy ngôn ngữ bất đồng, nhưng tôi vẫn cảm nhận được điều đó qua những cái vẫy tay thân thiện. Dân bản xứ thường đi dạo trong vườn Lộc Uyển lúc chiều tà dịu nắng. Ngay bên cạnh vườn Lộc Uyển là một ngôi chùa của quốc gia Srilanka và mô hình đức Phật đang ngồi thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Một hạnh phúc ấm áp trong tim chúng tôi là được thấy bài Kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Việt khắc trên bia đá tại nơi này. Hình ảnh một nữ cư sĩ Srilanka ngồi thiền trong tư thế kiết già trước các bản kinh lúc chiều về tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Chúng tôi dời bước rời khỏi vườn Lộc Uyển trong một cảm giác khó tả. Bởi đây là thánh tích cuối cùng chúng tôi được chiêm bái. Cái cảm giác lưu luyến, bịn rịn “đi thì không nở, ở thì không đành” giờ đây tôi mới hiểu hết về nó. Chúng tôi lưu luyến vì nhiều lẽ, trong đó có một suy nghĩ đơn giản là không biết từ đây cho hết kiếp làm người có diễm phúc được quay trở lại đảnh lễ các thánh tích một lần nữa không? Nghĩ đến đó nước mắt tôi cứ chảy dài. Mong rằng ước nguyện đơn giản, nhỏ nhoi đó sẽ đến với tôi một lần nữa.
“Giấy chứng nhận” khai sinh của đạo Phật
Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) là một Phật tích quan trọng nhất trong các Phật tích. Nếu như tại đây thái tử Tất Đạt Đa không hàng phục được nội ma, ngoại ma; không diệt trừ tận cùng cội rễ vô minh, phiền não, không chứng đắc quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì đạo Phật không xuất hiện trên đời này, và một chuổi sự kiện như ngôi Tam bảo không hình thành và giá trị các thánh tích như Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Câu Thi Na (Kuśinagar), Vườn Lộc Uyển (Mrgadāva), Linh Thứu (Grdhrakūta), núi Kê Túc (Kukkutapāda-giri)…chỉ là những gò đất, đồi núi bình thường như bao đồi núi trên các quốc gia khác.
Nhận biết rõ tầm quan trọng đó, nên có rất nhiều đòan Tăng Ni Phật tử trên thế giới cũng như các du khách về đây lễ bái, hành trì và tham quan. Lượng khách du lịch, hành hương lễ bái mỗi ngày một nhiều. Đó là một dấu hiệu đáng mừng. Sự kích cầu thích đáng có tính tương tác làm thỏa mãn và có lợi cho du khách lẫn người dân địa phương nơi đó. Các quan chức của nước sở tại cũng ý thức được điều này nên đã và đang duy tu, bảo dưỡng các công trình trong thánh tích một cách chu đáo.
Khi chúng tôi đến, nhằm lúc đang duy tu một số công trình nhỏ, nhưng cũng nhộn nhịp khách vào ra. Nơi đây hội tụ nhiều đòan khách của nhiều nước trên thế giới. Có đầy đủ kẻ “chiêm” người “bái”. Hình ảnh các tu sĩ Phật giáo người Tây Tạng hành trì miệt mài tại gốc Bồ đề hàng giờ liền. Có vị lạy 4 giờ đồng hồ liên tục. Trên tấm ván hành trì của các vị tu sĩ Tây Tạng nhẵn bóng. Cách lạy của họ khác với tu sĩ Việt Nam chúng ta, tạo nên độ bóng sáng của tấm ván.
Quanh đó có nhiều tu sĩ và Phật tử đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Srilanka, Thái Lan… họ ngồi quanh vị sư lắng nghe thuyết pháp. Các Phật tử và tu sĩ đến từ các nước phương Tây lại chọn phương pháp tọa thiền. Một phát hiện khá thú vị của chúng tôi là có 2 Ni cô người VN, hiện đang tu học tại Nha Trang phát nguyện hành trì tại đây 3 tháng (chúng tôi sẽ đề cập riêng trong một bài khác).
Cũng tại nơi này, chúng tôi cũng gặp được các du khách Việt Nam. Họ là những cán bộ giảng dạy tại một trường đại học ở Thái Nguyên qua đây tu nghiệp. Trước ngày về nước họ đã tranh thủ thăm viếng Bồ Đề Đạo Tràng. Bởi vì họ nghe nói rằng: “Đây là vùng đất linh thiêng và kỳ bí của Phật giáo”. Một trong hai người trả lời với chúng tôi như vậy. Thế mới biết rằng, sự lan tỏa tiếng vang của những thánh tích có tính cộng hưởng rất lớn trong lòng quần chúng. Chính điều này khêu gợi lên trí tò mò và lòng ngưỡng mộ của mọi người mọi giới trong xã hội.
Cây bồ đề “cháu” của cây bồ đề khi đức Phật ngồi thiền định suốt 49 ngày tại Bồ Đề Đạo Tràng đang già cỗi. Các nhánh được chống đở một cách rất cẩn thận. Hy vọng rằng sự chăm sóc và bảo dưỡng của con người sẽ kéo dài tuổi thọ cho nó. Bởi nó chính là một trong những “nhân chứng” rất có giá trị của Phật giáo. Tôi ngồi chờ đợi hàng giờ trông mông nhặt được một chiếc lá bồ đề tại đây đem về làm kỷ niệm. Nhưng đợi chờ chỉ là chờ đợi. Cuối cùng tôi đã ra về tay không. Chắc tôi chưa có được diễm phúc ấy?.
Cách Bồ Đề Đạo Tràng khỏang 2km, chùa của nhiều nước như Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…được xây dựng công phu và hoành tráng và hòan chỉnh. Riêng chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do TT Huyền Diệu kiến tạo, xây dựng và trụ trì cũng còn ngổn ngang.
Chuyển bánh xe phápTháp Chaukhandi cách vườn Lộc uyển, khỏang 200 mét. Nơi đây lần đầu tiên đức Phật gặp năm anh em Kiều Trần Như, sau khi Ngài chứng đắc đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Hiện nay những người có trách nhiện đang chuẩn bị vật liệu để tu bổ lại phần chân bao xung quanh ngôi tháp.
Vườn Lộc Uyển (Mrgadāva) ở Sarnath ước rộng trên ba mẫu. Cổ tháp Dhamekh trong vườn Lộc uyển đang trong thời kỳ tu sửa. Những giàn giáo xung quanh tháp được làm bằng tre đó là điều lạ so với VN chúng ta hiện nay. Các công nhân xây trét lại cổ tháp bằng một chất kết dính màu gạch nâu đỏ. Vị trí cổ tháp là nơi đánh dấu chỗ đức Phật ngồi giảng bài pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như. Ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) chính thức ra đời từ đó.
Phía sau vườn là một bầy hươu gần 100 con, được nuôi nhốt có hàng rào kẽm gai bảo vệ chặt chẽ. Chúng tỏ ra rất thân thiện với khách khi cho chúng ăn. Trụ đá được dựng lên từ thời vua Asoka đã bị gãy làm 4 đọan. Đây là kết quả này do nạn xâm lược của ngoại bang. Ngày nay 4 đoạn gãy đó được bảo vệ bằng hàng rào khá kiên cố.
Trong vườn Lộc Uyển các nhóm học sinh vui đùa hồn nhiên. Các em tỏ ra rất hiếu khách tuy ngôn ngữ bất đồng, nhưng tôi vẫn cảm nhận được điều đó qua những cái vẫy tay thân thiện. Dân bản xứ thường đi dạo trong vườn Lộc Uyển lúc chiều tà dịu nắng. Ngay bên cạnh vườn Lộc Uyển là một ngôi chùa của quốc gia Srilanka và mô hình đức Phật đang ngồi thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Một hạnh phúc ấm áp trong tim chúng tôi là được thấy bài Kinh Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Việt khắc trên bia đá tại nơi này. Hình ảnh một nữ cư sĩ Srilanka ngồi thiền trong tư thế kiết già trước các bản kinh lúc chiều về tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Chúng tôi dời bước rời khỏi vườn Lộc Uyển trong một cảm giác khó tả. Bởi đây là thánh tích cuối cùng chúng tôi được chiêm bái. Cái cảm giác lưu luyến, bịn rịn “đi thì không nở, ở thì không đành” giờ đây tôi mới hiểu hết về nó. Chúng tôi lưu luyến vì nhiều lẽ, trong đó có một suy nghĩ đơn giản là không biết từ đây cho hết kiếp làm người có diễm phúc được quay trở lại đảnh lễ các thánh tích một lần nữa không? Nghĩ đến đó nước mắt tôi cứ chảy dài. Mong rằng ước nguyện đơn giản, nhỏ nhoi đó sẽ đến với tôi một lần nữa.
Hành Hương Về Xứ Phật – (Kỳ II)
CHẤN ĐỘNG NHÂN THIỀN
Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật Quốc Tự
Đến Ấn Độ là về thăm cội nguồn của đạo Phật, nơi sản sinh ra một vĩ nhân của nhân loại. Khi Ngài sinh ra thì nhân thiên hớn hở vui mừng, khi Ngài từ giả cõi trần huyễn mộng thì muôn loài thương tiếc khóc than. Hai nơi ấy còn lưu lại những vết tích, làm rung động lòng khách hành hương mỗi khi có dịp đến đây chiêm bái.
Theo chương trình chúng tôi đến cửa khẩu Nelal khỏang 17.00 h. Nhưng do ba điều “may mắn” nêu trên nên xe phải “hồi đầu” nhiều lần. Cả xe cứ niệm Phật cầu mong cho xe tới cửa khẩu trước 21.00h (vì sau 21.00h cửa khẩu giữa hai nước Nepal và Ấn Độ đóng cửa) Đức Phật như hiểu được lòng người xa xứ hành hương về quê hương của Ngài, nên đã âm thầm gia hộ chăng?. Cuối cùng, sau nhiều lần “hồi đầu” chúng tôi cũng đến được cửa khẩu. Chỉ cần trể thêm 5 phút là cả đoàn phải ngủ lại biên giới của hai nước.
Khách sạn cách vườn Lâm Tỳ Ni khoảng hơn 100 mét. Sau một giấc ngủ đêm, ăn sáng xong, chúng tôi thả bộ vào vườn Lâm Tỳ Ni để chiêm bái nơi đức Phật đản sanh, một trong tứ động tâm quan trọng của Phật giáo.
Vườn Lâm Tỳ Ni cũng rộng khỏang trên hai mẫu. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh tòa nhà màu gạch đỏ. Tòa nhà mới xây dựng gần đây để bảo vệ nền gạch cũ, nơi đánh dấu hòang hậu Maya lâm bồn hạ sinh thái tử. Bên trong được thiết kế bằng chiếc cầu ván đi xung quanh. Khách hành hương chỉ được đi trên cầu và đứng nhìn tòan bộ nền móng. Ngay chính nơi hạ sinh được đặt viên đá trong lòng kính để đánh dấu lại sự kiện này. Phía sau, bên ngoài ngôi nhà nơi bước chân thứ bảy của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) là trụ đá được vua A Dục (Aśoka) dựng lên đánh dấu nơi thái tử một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói lên câu nói bất hữu “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Sự kiện đản sanh của Ngài làm chấn động nhân thiên, sức lan tỏa hơn 2600 năm nay vẫn chưa bao giờ dừng lại. Chúng tôi và nhiều đoàn Phật giáo của các nước khác cùng hành lễ và tọa thiền trước trụ đá.
Bên cạnh là hồ nước nơi tắm cho thái tử Tất Đạt Đa, được xây dựng lại và bảo vệ trong rất đẹp, sạch sẽ. Kế đó là cội cây Vô Ưu “chứng nhân” sự kiện đản sanh. Chúng tôi thấy có nhiều người ngồi thiền và hành lễ tại gốc cây này.
Trên tấm bia giới thiệu đặt ở phía ngoài, chúng tôi thấy có “dấu vuông” của Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây đang phát triển khá nhanh và dần lấy lại được sinh khí, như tâm nguyện của hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới.
Việt Nam Phật Quốc TựChúng tôi ghé thăm Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni (VNPQTLTN) do TT Thích Huyền Diệu kiến tạo và trụ trì. So với nhiều ngôi chùa xung quanh như Srilanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mông Cổ, Trung Hoa Quốc tự… thì VNPQTLTN chưa xứng tầm với tên gọi của nó. Chùa của các nước hoành tráng, đồ sộ… mặc dầu khởi công sau VNPQTLTN, nhưng lại hòan thành khá sớm, một phần là do có sự hổ trợ tiền bạc của chính phủ nước họ. Riêng VNPQTLTN được xây dựng chính bằng khả năng, uy tín và phước đức riêng của TT Thích Huyền Diệu. Theo tôi, với khả năng tài chánh của một vị tu sĩ mà kiến tạo được một ngôi chùa như thế cũng đủ để cho người đương thời phải kính phục. Lịch sử hình thành và phát triển VNPQTLTN được trình bày chi tiết, tỉ mỉ trong tác phẩm “Khi Hồng Hạc Bay Về”, do NXB tổng hợp, TP HCM phát hành, nay đã tái bản lần thứ nhất.
Trước mặt ngôi chùa được “trang điểm” bằng mô hình dãy Hymalaya, nên đã che khuất khá nhiều mặt tiền kiến trúc của ngôi chùa. Theo chúng tôi, đây là điểm thiếu hài hòa trong kiến trúc. Công trình vẫn chưa hòan thiện, có lẽ là do thiếu kinh phí?
Các chú chim hồng hạc, một loại chim rất quý hiếm, đang sống bình yên bên trong khuôn viên chùa. Người có công lớn đầu tiên bảo vệ chúng chính là TT Thích Huyền Diệu. Hiện nay số lượng chúng sống ở trong khuôn viên chùa có lúc lên đến 66 con.
Chúng tôi có duyên được tiếp kiến và hầu chuyện với Thượng Tọa. Những ưu tư trăn trở của TT giờ đây quá lớn, lòng từ bi thương người mênh mông như biển cả. TT cho biết “đã vận động được đông đảo quần chúng tham gia hành hương vì hòa bình (peace pilgimage). Với tổng chiều dài là 508km và 25 điểm đến khác nhau. Thành công của Peace Pilgrimage, đã gây được sự chú ý của dân chúng và các nhà lãnh đạo của hai nước Nepal và Ấn Độ”
Tác phẩm Nepal – hòa bình trong tầm tay (Nepal – Peace is at hand) của TT được viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Nepal, rất tiếc chưa có được bản tiếng Việt. “tác phẩm này đã gởi tới nhiều văn phòng các thủ tướng của nhiều nước. Các người đứng đầu của các nhóm phiến loạn tại Nepal cũng đã đọc qua tác phẩm này. Họ đồng tình với những gì mà tôi đã viết trong đó. Hiện nay các nhóm đã tạm đình chiến được 3 ngày rồi” TT cho chúng tôi biết.
Nếu đất nước Nepal có được hòa bình từ giải pháp được nêu trong tác phẩm, Nepal – hòa bình trong tầm tay, thì TT có nghĩ rằng mình là một tu sĩ của Phật giáo, nên họ kính trọng và lắng nghe không? Chúng tôi hỏi. “Có lẽ điều đó hòan tòan đúng” TT khiêm tốn trả lời đồng thời không quên nhắn nhũ chư Tôn đức cũng như các Phật tử hằng đêm cầu nguyện cho đất nước Nepal sớm được hòa bình. Chuyện đời tình đạo thì dài mà thời gian không cho phép. Chúng tôi bái tạ từ giả TT trong niềm tiếc nuối.
Sự tiếc thương của chư thiên và nhân loạiTrên đường đến Câu Thi Na (Kuśinagara), nơi đức Phật nhập Niết bàn, đoàn chúng tôi “may mắn” phải “hồi đầu” một lần nữa, lý do cầu hư đang tu sửa, xe chúng tôi phải tìm đường khác để đi. Các đường làng cong queo, gồ ghề, nhà cửa và cảnh sinh hoạt của người dân cứ dần hiện ra. Nếu không bị “chướng duyên” do cầu hư thì chúng tôi cũng không ghi nhận được những hình ảnh quá ư cực khổ của người dân ở xứ này. So sánh cảnh sống nơi đây, chúng tôi thầm tự hào và hạnh phúc được làm người con của đất nước Việt Nam. Nhìn cảnh sinh hoạt như thế không ai không động lòng bi mẫn. Đức Phật đã để lại một kho tàng vô giá cho đất nước này nhưng rất tiếc là chính phủ Ấn Độ chưa khai thác đúng và hết các tiềm năng của ngành “kinh tế không khói”, để cải thiện đời sống cho người dân, thật đau lòng.
Chúng tôi viếng bái đền Bát Đại Niết Bàn và vườn Sa La Song Thọ, nơi đức Phật nhập Niết bàn và tháp Ramabhar, nơi làm lễ trà tỳ kim thân của Đức Thế tôn. Ngoài các đòan Phật giáo của các nước khác, chúng tôi thấy có rất nhiều chư Tôn đức và Phật tử VN đang định cư tại Mỹ, Úc, Canada cũng về đây chiêm bái.
Đại Đức Thích Thường Tín, trụ trì chùa Long Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã nghẹn ngào khi xướng lên bài kệ:
“Phật tại thế thời ngã trầm luân
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ
Áo não thử thân đa nghiệp chướng
Bất kiến Như Lai kim sắc thân”
Tiếng kệ cứ đứt quãng không vang lên được do quá xúc động trước hình ảnh thế tôn đang yên vị Niết bàn. Chúng tôi khóc và nhiều Phật tử cũng khóc. Sự kiện Niết bàn của Ngài đã làm nhân thiên phải cảm động. Hình ảnh Tăng Ni và Phật tử ngày nay rơi lệ cũng nằm trong lẽ thường tình.
Lâm Tỳ Ni và Việt Nam Phật Quốc Tự
Đến Ấn Độ là về thăm cội nguồn của đạo Phật, nơi sản sinh ra một vĩ nhân của nhân loại. Khi Ngài sinh ra thì nhân thiên hớn hở vui mừng, khi Ngài từ giả cõi trần huyễn mộng thì muôn loài thương tiếc khóc than. Hai nơi ấy còn lưu lại những vết tích, làm rung động lòng khách hành hương mỗi khi có dịp đến đây chiêm bái.
Theo chương trình chúng tôi đến cửa khẩu Nelal khỏang 17.00 h. Nhưng do ba điều “may mắn” nêu trên nên xe phải “hồi đầu” nhiều lần. Cả xe cứ niệm Phật cầu mong cho xe tới cửa khẩu trước 21.00h (vì sau 21.00h cửa khẩu giữa hai nước Nepal và Ấn Độ đóng cửa) Đức Phật như hiểu được lòng người xa xứ hành hương về quê hương của Ngài, nên đã âm thầm gia hộ chăng?. Cuối cùng, sau nhiều lần “hồi đầu” chúng tôi cũng đến được cửa khẩu. Chỉ cần trể thêm 5 phút là cả đoàn phải ngủ lại biên giới của hai nước.
Khách sạn cách vườn Lâm Tỳ Ni khoảng hơn 100 mét. Sau một giấc ngủ đêm, ăn sáng xong, chúng tôi thả bộ vào vườn Lâm Tỳ Ni để chiêm bái nơi đức Phật đản sanh, một trong tứ động tâm quan trọng của Phật giáo.
Vườn Lâm Tỳ Ni cũng rộng khỏang trên hai mẫu. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh tòa nhà màu gạch đỏ. Tòa nhà mới xây dựng gần đây để bảo vệ nền gạch cũ, nơi đánh dấu hòang hậu Maya lâm bồn hạ sinh thái tử. Bên trong được thiết kế bằng chiếc cầu ván đi xung quanh. Khách hành hương chỉ được đi trên cầu và đứng nhìn tòan bộ nền móng. Ngay chính nơi hạ sinh được đặt viên đá trong lòng kính để đánh dấu lại sự kiện này. Phía sau, bên ngoài ngôi nhà nơi bước chân thứ bảy của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) là trụ đá được vua A Dục (Aśoka) dựng lên đánh dấu nơi thái tử một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói lên câu nói bất hữu “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Sự kiện đản sanh của Ngài làm chấn động nhân thiên, sức lan tỏa hơn 2600 năm nay vẫn chưa bao giờ dừng lại. Chúng tôi và nhiều đoàn Phật giáo của các nước khác cùng hành lễ và tọa thiền trước trụ đá.
Bên cạnh là hồ nước nơi tắm cho thái tử Tất Đạt Đa, được xây dựng lại và bảo vệ trong rất đẹp, sạch sẽ. Kế đó là cội cây Vô Ưu “chứng nhân” sự kiện đản sanh. Chúng tôi thấy có nhiều người ngồi thiền và hành lễ tại gốc cây này.
Trên tấm bia giới thiệu đặt ở phía ngoài, chúng tôi thấy có “dấu vuông” của Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây đang phát triển khá nhanh và dần lấy lại được sinh khí, như tâm nguyện của hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo trên thế giới.
Việt Nam Phật Quốc TựChúng tôi ghé thăm Việt Nam Phật Quốc Tự Lâm Tỳ Ni (VNPQTLTN) do TT Thích Huyền Diệu kiến tạo và trụ trì. So với nhiều ngôi chùa xung quanh như Srilanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mông Cổ, Trung Hoa Quốc tự… thì VNPQTLTN chưa xứng tầm với tên gọi của nó. Chùa của các nước hoành tráng, đồ sộ… mặc dầu khởi công sau VNPQTLTN, nhưng lại hòan thành khá sớm, một phần là do có sự hổ trợ tiền bạc của chính phủ nước họ. Riêng VNPQTLTN được xây dựng chính bằng khả năng, uy tín và phước đức riêng của TT Thích Huyền Diệu. Theo tôi, với khả năng tài chánh của một vị tu sĩ mà kiến tạo được một ngôi chùa như thế cũng đủ để cho người đương thời phải kính phục. Lịch sử hình thành và phát triển VNPQTLTN được trình bày chi tiết, tỉ mỉ trong tác phẩm “Khi Hồng Hạc Bay Về”, do NXB tổng hợp, TP HCM phát hành, nay đã tái bản lần thứ nhất.
Trước mặt ngôi chùa được “trang điểm” bằng mô hình dãy Hymalaya, nên đã che khuất khá nhiều mặt tiền kiến trúc của ngôi chùa. Theo chúng tôi, đây là điểm thiếu hài hòa trong kiến trúc. Công trình vẫn chưa hòan thiện, có lẽ là do thiếu kinh phí?
Các chú chim hồng hạc, một loại chim rất quý hiếm, đang sống bình yên bên trong khuôn viên chùa. Người có công lớn đầu tiên bảo vệ chúng chính là TT Thích Huyền Diệu. Hiện nay số lượng chúng sống ở trong khuôn viên chùa có lúc lên đến 66 con.
Chúng tôi có duyên được tiếp kiến và hầu chuyện với Thượng Tọa. Những ưu tư trăn trở của TT giờ đây quá lớn, lòng từ bi thương người mênh mông như biển cả. TT cho biết “đã vận động được đông đảo quần chúng tham gia hành hương vì hòa bình (peace pilgimage). Với tổng chiều dài là 508km và 25 điểm đến khác nhau. Thành công của Peace Pilgrimage, đã gây được sự chú ý của dân chúng và các nhà lãnh đạo của hai nước Nepal và Ấn Độ”
Tác phẩm Nepal – hòa bình trong tầm tay (Nepal – Peace is at hand) của TT được viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Nepal, rất tiếc chưa có được bản tiếng Việt. “tác phẩm này đã gởi tới nhiều văn phòng các thủ tướng của nhiều nước. Các người đứng đầu của các nhóm phiến loạn tại Nepal cũng đã đọc qua tác phẩm này. Họ đồng tình với những gì mà tôi đã viết trong đó. Hiện nay các nhóm đã tạm đình chiến được 3 ngày rồi” TT cho chúng tôi biết.
Nếu đất nước Nepal có được hòa bình từ giải pháp được nêu trong tác phẩm, Nepal – hòa bình trong tầm tay, thì TT có nghĩ rằng mình là một tu sĩ của Phật giáo, nên họ kính trọng và lắng nghe không? Chúng tôi hỏi. “Có lẽ điều đó hòan tòan đúng” TT khiêm tốn trả lời đồng thời không quên nhắn nhũ chư Tôn đức cũng như các Phật tử hằng đêm cầu nguyện cho đất nước Nepal sớm được hòa bình. Chuyện đời tình đạo thì dài mà thời gian không cho phép. Chúng tôi bái tạ từ giả TT trong niềm tiếc nuối.
Sự tiếc thương của chư thiên và nhân loạiTrên đường đến Câu Thi Na (Kuśinagara), nơi đức Phật nhập Niết bàn, đoàn chúng tôi “may mắn” phải “hồi đầu” một lần nữa, lý do cầu hư đang tu sửa, xe chúng tôi phải tìm đường khác để đi. Các đường làng cong queo, gồ ghề, nhà cửa và cảnh sinh hoạt của người dân cứ dần hiện ra. Nếu không bị “chướng duyên” do cầu hư thì chúng tôi cũng không ghi nhận được những hình ảnh quá ư cực khổ của người dân ở xứ này. So sánh cảnh sống nơi đây, chúng tôi thầm tự hào và hạnh phúc được làm người con của đất nước Việt Nam. Nhìn cảnh sinh hoạt như thế không ai không động lòng bi mẫn. Đức Phật đã để lại một kho tàng vô giá cho đất nước này nhưng rất tiếc là chính phủ Ấn Độ chưa khai thác đúng và hết các tiềm năng của ngành “kinh tế không khói”, để cải thiện đời sống cho người dân, thật đau lòng.
Chúng tôi viếng bái đền Bát Đại Niết Bàn và vườn Sa La Song Thọ, nơi đức Phật nhập Niết bàn và tháp Ramabhar, nơi làm lễ trà tỳ kim thân của Đức Thế tôn. Ngoài các đòan Phật giáo của các nước khác, chúng tôi thấy có rất nhiều chư Tôn đức và Phật tử VN đang định cư tại Mỹ, Úc, Canada cũng về đây chiêm bái.
Đại Đức Thích Thường Tín, trụ trì chùa Long Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã nghẹn ngào khi xướng lên bài kệ:
“Phật tại thế thời ngã trầm luân
Kim đắc nhân thân Phật diệt độ
Áo não thử thân đa nghiệp chướng
Bất kiến Như Lai kim sắc thân”
Tiếng kệ cứ đứt quãng không vang lên được do quá xúc động trước hình ảnh thế tôn đang yên vị Niết bàn. Chúng tôi khóc và nhiều Phật tử cũng khóc. Sự kiện Niết bàn của Ngài đã làm nhân thiên phải cảm động. Hình ảnh Tăng Ni và Phật tử ngày nay rơi lệ cũng nằm trong lẽ thường tình.
Hành Hương Về Xứ Phật – (Kỳ I)
Loạt bài HÀNH HƯƠNG VỀ XỨ PHẬT của tôi viết năm 2006 và đã được Báo Giác Ngộ đăng tải năm 2007, sau đó được trang Bồ Đề Phật Quốc đăng lại.
Hôm nay chúng tôi còn loạt bài viết này là cám ơn BĐH của website BĐPQ
Trân trọng
Tỳ Kheo: Thích Quảng Đạt
CUỘC HÀNH TRÌNH VÀ NHỮNG “ĐIỀM LẠ”…
Tâm nguyện lớn nhất trong cuộc đời của chúng tôi là được đi chiêm bái các thánh tích của Phật giáo tại Ấn Độ. Nơi mà một thánh nhân của nhân loại đã đản sinh, chứng đạo, chuyển pháp luân, niết bàn và để lại cho đời một kho tàng kinh sách thuộc nhiều lãnh vực khác nhau.
Tâm nguyện năm xưa hôm nay đã trở thành sự thật khi chúng tôi bước chân theo đòan lữ hành East Sea, lúc 11giờ tại phi trường Tân Sơn Nhất, TP HCM. Sau 11 tiếng đồng hồ (2 tiếng bay qua Kuala Lumpur, 4 tiếng đợi chờ chuyến bay chuyển tiếp (transit) và 5 tiếng đi từ Malaysia qua Ấn Độ), đoàn chúng tôi đặt chân xuống phi trường New Dehli của Ấn Độ lúc 11 giờ đêm. Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh đoàn chúng tôi được xe đón và đưa về tới khách sạn, lúc này là 12.30 h, tức là 2 giờ đêm giờ VN (múi giờ tại New Dehli muộn hơn giờ VN là 1.30 h)
Tiết trời se lạnh, cái lạnh đầu mùa đông, ban đêm khoảng từ 15-16oC, do độ ẩm thấp, không khí lạnh và khô nên có khá nhiều bụi.
Đòan chúng tôi thức dậy từ 5.30h sáng để chuẩn bị ra ga tàu lửa cho kịp chuyến tàu lúc 6.30h. Quang cảnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận được là có rất nhiều người nằm la liệt trên sân ga, trùm kín chăn mền, chờ đợi chuyến tàu sáng hay là họ mượn sân ga làm nhà? Nhà ga tại New Dehli không được sạch sẽ lắm. Giờ tàu chạy cũng không được chính xác. Việc sai giờ và trễ tàu là chuyện bình thường tại xứ này. Giờ giấc của Ấn Độ là giờ “dây thun”, anh Doãn Tần hướng dẫn viên (HDV) đoàn chúng tôi nói đùa như vậy.
Đòan chúng tôi đến Lucknow bằng tàu lửa. Đưa mắt nhìn qua khung cửa kính của tàu, tôi thấy một vùng đất bằng phẳng chạy xa tít cuối chân trời. Không thấy một ngọn núi hay một ngọn đồi. Phải chăng bao nhiêu núi đồi đã dồn về phía Bắc, tạo nên một dãy Hymalaya hùng vĩ, để lại một bình nguyên bao la rộng lớn cho người dân của xứ sở này?.
Như chúng tôi đã nói, do đầu mùa đông, sau 4 tháng mùa hè qua đi (phía Bắc Ấn Độ chỉ có 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng bao gồm mùa Xuân, mùa Hạ,và mùa Đông), mặt đất khô khan. Giữa bình nguyên bao la rộng lớn có một vài cây xanh thân gỗ, tươi tốt sum sê, nhưng không hiểu đó là cây ăn quả hay cây rừng. Một vài cây khô chết đứng giữa đồng trống nhưng không thấy ai đốn hạ để làm chất đốt?
Chúng tôi đến ga Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Prades, phố xá đông người buôn bán nhưng toàn là nam giới. Ở đây nam giới đảm trách tất cả mọi công việc buôn bán, từ buôn bán nhỏ bên vĩa hè cho đến các trung tâm buôn bán lớn. Sau khi ăn cơm trưa, chúng tôi khởi hành bằng đường bộ đến Sravasti, bắt đầu chuyến hành hương chính thức đến đất Phật. Đến được Sravasti trời đã tối, về tới khách sạn nhận phòng tắm rửa và ăn uống xong đồng hồ đã điểm 12 giờ đêm, cả đoàn mệt mõi.
Những “điềm lạ”…
Đòan chúng tôi bao gồm 12 người, có đủ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đòan có người chỉ đi viếng thăm thuần túy, có người thì đi công tác, viết ký sự cho một tờ báo, số còn lại thì đầy đủ nghĩa của cụm từ chiêm bái. Trong đoàn có người đi nhiều lần, có người đi lần thứ hai còn lại là đi lần đầu.
Ba điều “may mắn” cho đoàn chúng tôi là anh HDV người bản địa thuộc công ty đối tác của công ty du lịch East Sea VN tại Ấn Độ là người mới vào nghề và lần đầu tiên anh đi về vùng đất Phật, bác tài xế cũng như anh HDV không hơn không kém. Thêm vào đó khi di chuyển trên lộ trình chính thức lại nhận được thông tin cầu bị hư. Vì vậy đoàn chúng tôi phải “hồi đầu” (quay đầu xe) liên tục. Chính nhờ “lầm đường lạc lối” nên đoàn chúng tôi chứng kiến được khá nhiều cảnh sinh sống cực khổ ở nông thôn vùng Bắc Ấn Độ. Hình ảnh “đầu đội trời chân đạp đất” ở xứ này là một nét văn hóa rất riêng không lẫn vào đâu được. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao đức Phật chúng ta cũng có cách sống tương tự.
Những giọt nước mắt đầu tiên rơi trên đất Phật
Chuông điện thoại reo, chúng tôi thức dậy, sau khi vệ sinh cá nhân xong cả đoàn ăn điểm tâm tại khách sạn, rồi đi chiêm bái rừng Thệ Đa tức là Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma).
Trên đường đến chiêm bái Kỳ Viên Tịnh Xá chúng tôi ghé qua viếng thăm
nhà của đại thí chủ, trưởng giả Cấp Cô Độc. Giờ đây chỉ còn lại nền nhà
trơ mình dưới mưa nắng, đất đai xung quanh khô cằn, cây cối còm cõi.
Nhìn thấy nền móng bề thế như vậy thì ai cũng phải công nhận Ông là một
nhà giàu có thời bấy giờ. Điều ngạc nhiên nhất đối với tôi là vị thế và
nền nhà của Ngài Vô Não (Aṅgulimālya). Nền nhà của Ngài Vô não cũng bề
thế, hòanh tráng không thua kém nhà của Cấp Cô Độc. Hai nhà cách nhau
chưa đầy 100 mét. Nếu đem nền nhà ra so sánh thì cả hai nhà đều gần bằng
nhau. Phải chăng gia đình của Ngài Vô Não cũng giàu có tương tự như
Trưởng giả Cấp Cô Độc?.
Chúng tôi đến Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi đây là một khu đất nhô cao hơn so với địa hình xung quanh, vị thế rất đẹp, ước chừng trên hai mẫu. Mảnh vườn này được trưởng giả Cấp Cô Độc mua lại của Thái tử Kỳ Đà (JetṛJeta), với cái giá phải trải vàng kín cả mặt đất. Tuy nhiên, do không thể lót vàng lên cây đồng thời thấy sự thành tâm của ông Cấp Cô Độc nên Thái tử Kỳ Đà đã phát tâm hiến cúng phần còn lại. Vì vậy mà trong kinh điển Phật giáo mới có cụm từ Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên (cây của thái tử Kỳ Đà, vườn thì của ông Cấp Cô Độc).
Sau khi mua vé vào cổng, đòan chúng tôi viếng bái cội bồ đề, đây là nơi Ngài A Nan (Ānanda) thường tọa thiền. Cách chiêm bái như vậy là để xin phép Ngài A Nan cho chúng tôi được đến chiêm bái Hương thất của Phật. Chúng tôi hành lễ như thời Phật còn tại thế, đi nhiễu ba vòng quanh Hương thất rồi quỳ sụp xuống lạy. Nước mắt cứ rơi trên nền gạch cũ. Tiếng nấc của nhiều người kìm nén không nổi đã vang lên. Một niềm an lạc vô biên tràn ngập trong tâm trí mọi người. Linh khí xưa kia còn phảng phất đâu đây, hình bóng đức Phật và Tăng đoàn như đang hiện hữu. Cũng tại nơi Hương thất này, có nhiều đòan Phật tử của nhiều nước trên thế giới đang hành lễ. Chúng tôi quan sát thấy nhiều đôi mắt đỏ hoe, những dòng nước mắt chưa khô kịp, những tiếng hít mũi sau khi khóc cứ vang lên làm nao nao lòng người.
Xung quanh Hương thất của Ngài thấy rất nhiều nền móng còn sót lại. Điều này minh chứng cho chúng ta biết rằng 1250 vị đệ tử của Phật đã từng lưu trú và tu học tại đây.
Rời khỏi Kỳ Viên Tịnh Xá, một cảm giác nhẹ nhàng an lạc theo tôi suốt đọan đường đến Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Hôm nay chúng tôi còn loạt bài viết này là cám ơn BĐH của website BĐPQ
Trân trọng
Tỳ Kheo: Thích Quảng Đạt
CUỘC HÀNH TRÌNH VÀ NHỮNG “ĐIỀM LẠ”…
Tâm nguyện lớn nhất trong cuộc đời của chúng tôi là được đi chiêm bái các thánh tích của Phật giáo tại Ấn Độ. Nơi mà một thánh nhân của nhân loại đã đản sinh, chứng đạo, chuyển pháp luân, niết bàn và để lại cho đời một kho tàng kinh sách thuộc nhiều lãnh vực khác nhau.
Tâm nguyện năm xưa hôm nay đã trở thành sự thật khi chúng tôi bước chân theo đòan lữ hành East Sea, lúc 11giờ tại phi trường Tân Sơn Nhất, TP HCM. Sau 11 tiếng đồng hồ (2 tiếng bay qua Kuala Lumpur, 4 tiếng đợi chờ chuyến bay chuyển tiếp (transit) và 5 tiếng đi từ Malaysia qua Ấn Độ), đoàn chúng tôi đặt chân xuống phi trường New Dehli của Ấn Độ lúc 11 giờ đêm. Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh đoàn chúng tôi được xe đón và đưa về tới khách sạn, lúc này là 12.30 h, tức là 2 giờ đêm giờ VN (múi giờ tại New Dehli muộn hơn giờ VN là 1.30 h)
Tiết trời se lạnh, cái lạnh đầu mùa đông, ban đêm khoảng từ 15-16oC, do độ ẩm thấp, không khí lạnh và khô nên có khá nhiều bụi.
Đòan chúng tôi thức dậy từ 5.30h sáng để chuẩn bị ra ga tàu lửa cho kịp chuyến tàu lúc 6.30h. Quang cảnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận được là có rất nhiều người nằm la liệt trên sân ga, trùm kín chăn mền, chờ đợi chuyến tàu sáng hay là họ mượn sân ga làm nhà? Nhà ga tại New Dehli không được sạch sẽ lắm. Giờ tàu chạy cũng không được chính xác. Việc sai giờ và trễ tàu là chuyện bình thường tại xứ này. Giờ giấc của Ấn Độ là giờ “dây thun”, anh Doãn Tần hướng dẫn viên (HDV) đoàn chúng tôi nói đùa như vậy.
Đòan chúng tôi đến Lucknow bằng tàu lửa. Đưa mắt nhìn qua khung cửa kính của tàu, tôi thấy một vùng đất bằng phẳng chạy xa tít cuối chân trời. Không thấy một ngọn núi hay một ngọn đồi. Phải chăng bao nhiêu núi đồi đã dồn về phía Bắc, tạo nên một dãy Hymalaya hùng vĩ, để lại một bình nguyên bao la rộng lớn cho người dân của xứ sở này?.
Như chúng tôi đã nói, do đầu mùa đông, sau 4 tháng mùa hè qua đi (phía Bắc Ấn Độ chỉ có 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng bao gồm mùa Xuân, mùa Hạ,và mùa Đông), mặt đất khô khan. Giữa bình nguyên bao la rộng lớn có một vài cây xanh thân gỗ, tươi tốt sum sê, nhưng không hiểu đó là cây ăn quả hay cây rừng. Một vài cây khô chết đứng giữa đồng trống nhưng không thấy ai đốn hạ để làm chất đốt?
Chúng tôi đến ga Lucknow, thủ phủ của bang Uttar Prades, phố xá đông người buôn bán nhưng toàn là nam giới. Ở đây nam giới đảm trách tất cả mọi công việc buôn bán, từ buôn bán nhỏ bên vĩa hè cho đến các trung tâm buôn bán lớn. Sau khi ăn cơm trưa, chúng tôi khởi hành bằng đường bộ đến Sravasti, bắt đầu chuyến hành hương chính thức đến đất Phật. Đến được Sravasti trời đã tối, về tới khách sạn nhận phòng tắm rửa và ăn uống xong đồng hồ đã điểm 12 giờ đêm, cả đoàn mệt mõi.
Những “điềm lạ”…
Đòan chúng tôi bao gồm 12 người, có đủ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong đòan có người chỉ đi viếng thăm thuần túy, có người thì đi công tác, viết ký sự cho một tờ báo, số còn lại thì đầy đủ nghĩa của cụm từ chiêm bái. Trong đoàn có người đi nhiều lần, có người đi lần thứ hai còn lại là đi lần đầu.
Ba điều “may mắn” cho đoàn chúng tôi là anh HDV người bản địa thuộc công ty đối tác của công ty du lịch East Sea VN tại Ấn Độ là người mới vào nghề và lần đầu tiên anh đi về vùng đất Phật, bác tài xế cũng như anh HDV không hơn không kém. Thêm vào đó khi di chuyển trên lộ trình chính thức lại nhận được thông tin cầu bị hư. Vì vậy đoàn chúng tôi phải “hồi đầu” (quay đầu xe) liên tục. Chính nhờ “lầm đường lạc lối” nên đoàn chúng tôi chứng kiến được khá nhiều cảnh sinh sống cực khổ ở nông thôn vùng Bắc Ấn Độ. Hình ảnh “đầu đội trời chân đạp đất” ở xứ này là một nét văn hóa rất riêng không lẫn vào đâu được. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao đức Phật chúng ta cũng có cách sống tương tự.
Những giọt nước mắt đầu tiên rơi trên đất Phật
Chuông điện thoại reo, chúng tôi thức dậy, sau khi vệ sinh cá nhân xong cả đoàn ăn điểm tâm tại khách sạn, rồi đi chiêm bái rừng Thệ Đa tức là Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma).
Chúng tôi đến Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi đây là một khu đất nhô cao hơn so với địa hình xung quanh, vị thế rất đẹp, ước chừng trên hai mẫu. Mảnh vườn này được trưởng giả Cấp Cô Độc mua lại của Thái tử Kỳ Đà (JetṛJeta), với cái giá phải trải vàng kín cả mặt đất. Tuy nhiên, do không thể lót vàng lên cây đồng thời thấy sự thành tâm của ông Cấp Cô Độc nên Thái tử Kỳ Đà đã phát tâm hiến cúng phần còn lại. Vì vậy mà trong kinh điển Phật giáo mới có cụm từ Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên (cây của thái tử Kỳ Đà, vườn thì của ông Cấp Cô Độc).
Sau khi mua vé vào cổng, đòan chúng tôi viếng bái cội bồ đề, đây là nơi Ngài A Nan (Ānanda) thường tọa thiền. Cách chiêm bái như vậy là để xin phép Ngài A Nan cho chúng tôi được đến chiêm bái Hương thất của Phật. Chúng tôi hành lễ như thời Phật còn tại thế, đi nhiễu ba vòng quanh Hương thất rồi quỳ sụp xuống lạy. Nước mắt cứ rơi trên nền gạch cũ. Tiếng nấc của nhiều người kìm nén không nổi đã vang lên. Một niềm an lạc vô biên tràn ngập trong tâm trí mọi người. Linh khí xưa kia còn phảng phất đâu đây, hình bóng đức Phật và Tăng đoàn như đang hiện hữu. Cũng tại nơi Hương thất này, có nhiều đòan Phật tử của nhiều nước trên thế giới đang hành lễ. Chúng tôi quan sát thấy nhiều đôi mắt đỏ hoe, những dòng nước mắt chưa khô kịp, những tiếng hít mũi sau khi khóc cứ vang lên làm nao nao lòng người.
Xung quanh Hương thất của Ngài thấy rất nhiều nền móng còn sót lại. Điều này minh chứng cho chúng ta biết rằng 1250 vị đệ tử của Phật đã từng lưu trú và tu học tại đây.
Rời khỏi Kỳ Viên Tịnh Xá, một cảm giác nhẹ nhàng an lạc theo tôi suốt đọan đường đến Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)