69 - Mầu nhiệm
Hắn nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng hắn là anh tôi, vì hắn là con ông bác. Hai anh em vào chùa tu học.
Nghe đâu dạo này hắn trở thành "chuyên gia", chuyên tư vấn cho độc giả, đủ mọi lĩnh vực.
Tôi mừng và cũng nở mặt nở mày vì bà con của mình.
Tôi thì sở học kém cỏi, chỉ ở chùa đánh chuông gõ mõ, ê a kinh kệ làm vui.
Hôm rồi gặp hắn, hắn nói:
- Muốn xuống thăm thầy mà không biết đường.
Tôi nói:
- Đường ở ngay cái "mỏ".
Hắn im lặng. Sau đó, hắn giận.
Nghe tin hắn bịnh, tôi tới thăm. Tôi hỏi:
- Đường về thấy chưa?
- Chưa. Còn xa xăm lắm.
Lâu nay bận bịu công chuyện "tư và vấn" nên hắn không để ý đến đường về.
Tôi nhắc lại:
- Đường ở ngay cái "mỏ".
Hắn dạ và niệm Phật.
Không bao lâu, nghe nói hắn đã thấy đường về và về tới nơi rồi.
Mầu nhiệm.
70 - Gia đình “Em”
Có một vị thiền sư đi ngang qua vùng cao nguyên, thấy phong cảnh hữu tình, dừng lại đứng ngắm nhìn.
- Mô Phật. (Có tiếng chào từ sau lưng.)
Vị thiền sư quay đầu nhìn lại, thấy hai vợ chồng đang đi tới.
Người vợ rất thành kính. Người chồng thì ngang tàng, không thèm có nửa lời.
Vị thiền sư hỏi chuyện mới hay, anh chồng đang ấm ức một sư tăng nào đó, nên có cái nhìn ác cảm.
Thiền sư gợi mở đúng lúc, anh tuôn ra một “đống rác tri thức”. Vị thiền sư lắng nghe với tâm bình thản.
Anh chàng nói một cách quả quyết, gia đình em nhiều đời kính ngưỡng
đạo Phật, kính ngưỡng chư tăng ni, nhưng bây giờ thì không thể...
Nghe chữ “em” xuất hiện trong câu nói là thiền sư biết ngay thuộc hạng người nào.
Nghe thêm mới biết rằng gia đình vợ nhiều đời quy ngưỡng đạo Phật và có người xuất gia tu hành.
Vị thiền sư ngước mặt nhìn lên trên cao, vừa chỉ cây kia vừa nói:
- Chùm tầm gửi kia không phải là cây cao, nhưng không ai phá nó dễ dàng. Tuy nhiên, tầm gửi mãi mãi vẫn là tầm gửi.
Thiền sư lặng lẽ dời gót. Chim rừng cất tiếng hót.
Vợ chồng họ nhìn nhau. Không hiểu.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
Một thoáng Diêm Phù
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013
NHẶT BÓNG SUY TƯ 67 & 68
67 - Đạo Phật “đổ cá” xuống sông
Đang đứng nhìn dòng sông hùng vĩ một thời, giờ cạn nước, mới biết rằng thời tiết khắc nghiệt.
- Chào ông Phật!
Thiền sư quay lại thấy một ông già.
Hai người họ nói chuyện, tôi mới biết ông ta là già làng thế hệ 4X.
Thiền sư hỏi:
- Sao già làng không làm lễ cầu mưa để cho con sông có nhiều nước, con cá nhiều thêm?
Ông nói:
- Mêềng ở với người Kinh lâu quá. Bài cúng cầu mưa quên rồi, nên giờ không biết cúng và cũng không cầu được. Còn cá thì người ta chích điện và cho nổ mìn chết hết rồi. Nhưng không sao, có đạo Phật đổ cá xuống sông rồi.
Tôi không hiểu kịp.
Vị thiền sư giải thích:
- Người dân tộc ở vùng sâu này, thấy Phật tử và chư tăng ni làm lễ phóng sanh cá, họ nói là đạo Phật đổ cá xuống sông.
Tôi hỏi vui: “Đổ cá ngựa” được không thiền sư?
Thiền sư nói:
- Tội lỗi! Tội lỗi!
Và đi đâu mất dạng.
Tôi đứng nhìn những chú cá nhỏ tung tăng trong dòng nước. Vui mắt. Lòng nhẹ nhàng thanh thản.
68 - Hắn muốn
Nghe vị thiền sư giảng có bốn hạng người. Thiền sư nói thêm, hắn là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng. Hắn mừng.
Hắn xin quy y. Được chấp thuận.
Hắn trở thành đệ tử và Phật tử. Đâu chừng sáu tháng, hắn không muốn đi chùa nữa.
Có người hỏi hắn sao không đi chùa. Hắn trả lời ở nhà tu tâm.
Hắn nói thêm: Vừa coi thời sự vừa niệm Phật.
Một thời gian sau, mặt mày hắn tối sầm lại. Sợ quá. Hắn tới gặp thiền sư.
- Bạch ngài con muốn...
- Muốn tu tâm phải không?
- Dạ phải.
- Về nhà ngồi trước bàn Phật, mỗi ngày ngồi trước bàn Phật ba lần, sáng trưa chiều tối, mỗi lần tám mươi phút. Chỉ ngồi ngắm Phật, không nói, không cười, không suy nghĩ lung tung nhé!
- Dạ.
Hắn mừng. Vội về nhà ngay.
Ba ngày sau hắn xin gặp thiền sư.
Hắn nói:
- Khó quá thiền sư ơi!
Thiền sư cười hiền.
- Thôi đi tụng kinh!
Từ đó hắn không dám nói hai chữ “tu tâm”.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
Đang đứng nhìn dòng sông hùng vĩ một thời, giờ cạn nước, mới biết rằng thời tiết khắc nghiệt.
- Chào ông Phật!
Thiền sư quay lại thấy một ông già.
Hai người họ nói chuyện, tôi mới biết ông ta là già làng thế hệ 4X.
Thiền sư hỏi:
- Sao già làng không làm lễ cầu mưa để cho con sông có nhiều nước, con cá nhiều thêm?
Ông nói:
- Mêềng ở với người Kinh lâu quá. Bài cúng cầu mưa quên rồi, nên giờ không biết cúng và cũng không cầu được. Còn cá thì người ta chích điện và cho nổ mìn chết hết rồi. Nhưng không sao, có đạo Phật đổ cá xuống sông rồi.
Tôi không hiểu kịp.
Vị thiền sư giải thích:
- Người dân tộc ở vùng sâu này, thấy Phật tử và chư tăng ni làm lễ phóng sanh cá, họ nói là đạo Phật đổ cá xuống sông.
Tôi hỏi vui: “Đổ cá ngựa” được không thiền sư?
Thiền sư nói:
- Tội lỗi! Tội lỗi!
Và đi đâu mất dạng.
Tôi đứng nhìn những chú cá nhỏ tung tăng trong dòng nước. Vui mắt. Lòng nhẹ nhàng thanh thản.
68 - Hắn muốn
Nghe vị thiền sư giảng có bốn hạng người. Thiền sư nói thêm, hắn là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng. Hắn mừng.
Hắn xin quy y. Được chấp thuận.
Hắn trở thành đệ tử và Phật tử. Đâu chừng sáu tháng, hắn không muốn đi chùa nữa.
Có người hỏi hắn sao không đi chùa. Hắn trả lời ở nhà tu tâm.
Hắn nói thêm: Vừa coi thời sự vừa niệm Phật.
Một thời gian sau, mặt mày hắn tối sầm lại. Sợ quá. Hắn tới gặp thiền sư.
- Bạch ngài con muốn...
- Muốn tu tâm phải không?
- Dạ phải.
- Về nhà ngồi trước bàn Phật, mỗi ngày ngồi trước bàn Phật ba lần, sáng trưa chiều tối, mỗi lần tám mươi phút. Chỉ ngồi ngắm Phật, không nói, không cười, không suy nghĩ lung tung nhé!
- Dạ.
Hắn mừng. Vội về nhà ngay.
Ba ngày sau hắn xin gặp thiền sư.
Hắn nói:
- Khó quá thiền sư ơi!
Thiền sư cười hiền.
- Thôi đi tụng kinh!
Từ đó hắn không dám nói hai chữ “tu tâm”.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
NHẶT BÓNG SUY TƯ 65 & 66
65 - Áo gấm về chùa
Huynh đệ của họ xuất thân cùng một bổn sư. Họ được thầy tổ cho đi học. Sư huynh không được thông minh lắm. Cho nên sau khi học xong Phật học, chỉ biết về chùa gõ mõ tụng kinh.Sư đệ thông minh, ngoại giao giỏi, nên sau khi tốt nghiệp cử nhân, tìm đường du học.Sau sáu năm trở về, trông oai phong đĩnh đạc. Áo quần đẹp đẽ, tươm tất, phẳng phiu.
Họ gặp nhau ở chùa. Lúc này bổn sư của họ đã viên tịch. Họ tâm sự hàn huyên, nói triết Đông, Tây, kim cổ.
Sau khi điểm tâm, sư huynh nói:
- Hôm nay sư đệ nhiều khách lắm!
Sư đệ ngạc nhiên.
Một người, hai người, ba người... Rồi năm người mười người, từng tốp kéo nhau lại thăm.
Có người buột miệng, tán thưởng áo gấm đẹp quá. Cô bé con nhanh nhảu nói: Áo gấm về chùa...
Tất cả nhìn nhau không nói gì.
66 - Khác người
Hắn khác người từ nhỏ. Thước tấc, cân nặng và học hành. Không biết do nhân gì quá khứ mà hắn hay “ốm vặt”.
Lớn lên, “cái chuyện khác người” cũng không thay đổi. Học hành dở dang, từ lớp nhỏ lên lớp lớn. Hắn đi du học, một thời gian sau hắn quay về cũng khác người. Không có bằng cấp trong tay.
Hôm rồi, tình cờ vào thư viện, thấy quyển luận văn tốt nghiệp của hắn dày gần một nghìn trang giấy. Thủ thư nói hắn giỏi, viết ra mà không bảo vệ, bỏ về nước. Hóa ra hắn khác người thật rồi!
Bây giờ, hắn thay mặt và đại diện cho nhiều người và nhiều công việc khác nhau. Nhìn vào hắn ta sẽ biết ngay, quốc gia đó sẽ có một lớp người “khác người” kế thừa để lãnh đạo. Nghe tin rồi đây “thánh” nhân sẽ xuất hiện.
Mừng thầm.
Lại khác...
Có người khác vào chùa.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
Huynh đệ của họ xuất thân cùng một bổn sư. Họ được thầy tổ cho đi học. Sư huynh không được thông minh lắm. Cho nên sau khi học xong Phật học, chỉ biết về chùa gõ mõ tụng kinh.Sư đệ thông minh, ngoại giao giỏi, nên sau khi tốt nghiệp cử nhân, tìm đường du học.Sau sáu năm trở về, trông oai phong đĩnh đạc. Áo quần đẹp đẽ, tươm tất, phẳng phiu.
Họ gặp nhau ở chùa. Lúc này bổn sư của họ đã viên tịch. Họ tâm sự hàn huyên, nói triết Đông, Tây, kim cổ.
Sau khi điểm tâm, sư huynh nói:
- Hôm nay sư đệ nhiều khách lắm!
Sư đệ ngạc nhiên.
Một người, hai người, ba người... Rồi năm người mười người, từng tốp kéo nhau lại thăm.
Có người buột miệng, tán thưởng áo gấm đẹp quá. Cô bé con nhanh nhảu nói: Áo gấm về chùa...
Tất cả nhìn nhau không nói gì.
66 - Khác người
Hắn khác người từ nhỏ. Thước tấc, cân nặng và học hành. Không biết do nhân gì quá khứ mà hắn hay “ốm vặt”.
Lớn lên, “cái chuyện khác người” cũng không thay đổi. Học hành dở dang, từ lớp nhỏ lên lớp lớn. Hắn đi du học, một thời gian sau hắn quay về cũng khác người. Không có bằng cấp trong tay.
Hôm rồi, tình cờ vào thư viện, thấy quyển luận văn tốt nghiệp của hắn dày gần một nghìn trang giấy. Thủ thư nói hắn giỏi, viết ra mà không bảo vệ, bỏ về nước. Hóa ra hắn khác người thật rồi!
Bây giờ, hắn thay mặt và đại diện cho nhiều người và nhiều công việc khác nhau. Nhìn vào hắn ta sẽ biết ngay, quốc gia đó sẽ có một lớp người “khác người” kế thừa để lãnh đạo. Nghe tin rồi đây “thánh” nhân sẽ xuất hiện.
Mừng thầm.
Lại khác...
Có người khác vào chùa.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
NHẶT BÓNG SUY TƯ 63 & 64
63 - Quả báo nhãn tiền
Hắn sinh ra ở vùng quê nghèo. Đường học vấn dở dang. Lớn lên hắn lấy vợ sinh con. Hắn quyết định ly hương lập nghiệp mong đổi đời.
Hắn đưa cả gia đình vào thành phố lớn. Nghề thợ hồ giúp cả gia đình hắn đủ ăn, đủ mặc.Nhờ cần cù và chịu thương chịu khó nên ngày càng khấm khá, rồi giàu có. Không biết hắn có tin Phật hay không mà bỏ ra hai cây vàng thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng đá quý cao khoảng 50 cm về thờ.
Mùa World Cup năm ấy hắn nổi máu cá độ, thua mất sáu trăm triệu. Vợ hắn thích đi Campuchia giải trí. Thế là nợ nần chồng chất, chủ nợ bủa vây.
Hắn tức đem tượng đá quý xuống đập nát đầu. Vừa đập vừa chửi: Thờ mà không linh thiêng!
Con cái nhìn thấy sợ hãi, hàng xóm ái ngại.
Hắn bán nhà trả nợ và trốn đi. Quay lại nghề thợ hồ ban đầu.
Hắn bị té từ lầu ba xuống đất, tay chân gãy, đầu bị tổn thương nặng. Vào bệnh viện, hắn được gỡ hộp sọ ra để điều trị.
Bây giờ hắn không còn giống con người. Những người biết chuyện nói hắn bị quả báo nhãn tiền.
64 - Nhiều chuyện
Hắn nghe có một vị thiền sư giảng dạy nổi tiếng. Tò mò, hắn đi theo mọi người đến chùa nghe thử.
Hôm đó vị thiền sư đang giảng dạy và đọc Kinh Bách Dụ cho Phật tử nghe.
Nghe mới chừng đâu mười câu chuyện, sang câu chuyện thứ mười một thì...
- Tu hành mà “nhiều chuyện”.
Tiếng ai đó vọng tới.
Cả đạo tràng hướng mắt tới nơi âm thanh phát ra.
Hắn ngượng, đứng dậy bỏ về.
Hóa ra trong Kinh Bách Dụ có những mẩu chuyện khiến hắn nhột, im lặng không được nên phát ngôn bừa bãi.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
Hắn sinh ra ở vùng quê nghèo. Đường học vấn dở dang. Lớn lên hắn lấy vợ sinh con. Hắn quyết định ly hương lập nghiệp mong đổi đời.
Hắn đưa cả gia đình vào thành phố lớn. Nghề thợ hồ giúp cả gia đình hắn đủ ăn, đủ mặc.Nhờ cần cù và chịu thương chịu khó nên ngày càng khấm khá, rồi giàu có. Không biết hắn có tin Phật hay không mà bỏ ra hai cây vàng thỉnh tượng Phật Quan Âm bằng đá quý cao khoảng 50 cm về thờ.
Mùa World Cup năm ấy hắn nổi máu cá độ, thua mất sáu trăm triệu. Vợ hắn thích đi Campuchia giải trí. Thế là nợ nần chồng chất, chủ nợ bủa vây.
Hắn tức đem tượng đá quý xuống đập nát đầu. Vừa đập vừa chửi: Thờ mà không linh thiêng!
Con cái nhìn thấy sợ hãi, hàng xóm ái ngại.
Hắn bán nhà trả nợ và trốn đi. Quay lại nghề thợ hồ ban đầu.
Hắn bị té từ lầu ba xuống đất, tay chân gãy, đầu bị tổn thương nặng. Vào bệnh viện, hắn được gỡ hộp sọ ra để điều trị.
Bây giờ hắn không còn giống con người. Những người biết chuyện nói hắn bị quả báo nhãn tiền.
64 - Nhiều chuyện
Hắn nghe có một vị thiền sư giảng dạy nổi tiếng. Tò mò, hắn đi theo mọi người đến chùa nghe thử.
Hôm đó vị thiền sư đang giảng dạy và đọc Kinh Bách Dụ cho Phật tử nghe.
Nghe mới chừng đâu mười câu chuyện, sang câu chuyện thứ mười một thì...
- Tu hành mà “nhiều chuyện”.
Tiếng ai đó vọng tới.
Cả đạo tràng hướng mắt tới nơi âm thanh phát ra.
Hắn ngượng, đứng dậy bỏ về.
Hóa ra trong Kinh Bách Dụ có những mẩu chuyện khiến hắn nhột, im lặng không được nên phát ngôn bừa bãi.
Nhặt bóng suy tư - Phương Nhã Ka
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)