Rời trường lên núi “tầm sư”…
Trường đại học Nalanda là ngôi trường Phật giáo đầu tiên trên thế giới ra đời cách đây trên 1.500 năm. Ngòai giảng dạy kinh Phật ra trường còn có các môn: Thiên văn, Thần học, Luận lý, Y học… trường có đông đảo giáo sư giảng dạy và sinh viên theo học. Bao gồm nhiều quốc gia lân cận khác nhau. Đặc biệt là hai Ngài Huyền Trang và Pháp Hiển. Hai Ngài là người Trung Quốc qua đây, nghiên cứu và tu học. Do thông minh lỗi lạc và đạo hạnh phi phàm, nên sau khi nghiên cứu học tập đã được nhà trường giữ lại giảng dạy tại nơi này, một thời gian khá dài. Ngày nay tất cả chỉ còn lại những nền gạch làm chứng tích.
Nơi đây có lẽ chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì chúng tôi nhận thấy trên bảng giới thiệu chưa có con “dấu vuông” giống như ở vườn Lâm Tỳ Ni.
Chúng tôi đến Rajgir (Ma Kiệt Đà, thuộc kinh thành Vương Xá của vua Tần Bà Sa La -Bimbisāra- xưa kia). Trúc Lâm Tịnh Xá là một khu vườn nhỏ bé so với các thánh tích khác, ước chừng khỏang trên một mẫu. Giữa vườn có một hồ nước rất lớn chiếm gần một nữa diện tích khu vườn. Trong vườn đây đó có những cụm tre xanh mát. Trúc Lâm Tịnh Xá là do sự hỷ cúng của Vua Tần Bà Sa La, trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà thời bấy giờ. Tại thành Vương Xá này đức Phật đã thâu nhận hai vị đệ tử nổi tiếng, sau này trở thành hai trong mười vị đại đệ tử của Đức Phât. Đó là Ngài Xá lợi Phất (Śāriputra) và Ngài Mục Kiền liên (Mahāmaudgalyāyana).
Nơi đây không còn lưu giữ được gì ngoài cái hồ nước trong Tịnh xá. Nơi tháp đức Phật đang ngồi là công trình mới xây dựng gần đây để khách hành hương có nơi chiêm bái?. Rời Tịnh Xá Trúc Lâm, chúng tôi đến thăm viếng nơi Tần Bà Sa La bị vua con (A Xà Thế-Ajātaśatru vaidehīputra) giam giữ, nay chỉ là nền đất đầy cỏ dại. Đứng đây nhìn lên núi Linh Thứu khá rõ. Tại đây đức Phật đã khuyên thuyết vua Tần Bà Sa La nên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, pháp môn tịnh độ đã sớm hình thành từ đây vậy?
Núi Kê Túc (Kukkutapāda-giri), nơi Ngài Ca Diếp đã ôm bình bát đi vào trong đó. Tương truyền Ngài Ca Diếp vẫn còn chờ đợi sự thị hiện của đức Phật Di Lạc để trao lại y bát của Phật Thích Ca? Nay là một ngọn núi đá khô cằn do thiếu nước.
Có hai đường lên núi Linh Thứu (Grdhrakūta), một là đi bằng cáp treo, hai là đi đường bộ. Hệ thống cáp treo rất đơn sơ, còn đường bộ thì được xây từng bậc thềm từ dưới lên trên hòan chỉnh. Trên núi có tháp Hòa Bình do chính phủ Nhật Bản xây dựng vào năm 1960. Vượt qua những bậc cấp lên xuống thì đến được núi Linh Thứu. Từ nơi Phật ngồi thuyết pháp nhìn về hướng Tây là một không gian thoáng đảng rất đẹp. Các ngọn núi nhỏ chạy bao quanh, bên dưới là một thung lũng trông rất thơ mộng khi chiều tà. Chỉ tiếc rằng cả vùng này không có con suối hay một con sông nhỏ nào. Các chú khỉ dạn dĩ ngồi dọc theo các bậc tam cấp để cùng chụp hình chung với khách hành hương. Cách nơi Phật ngồi không xa là hai hang đá, nơi tu tập của Ngài Xá Lợi Phất và A Nan (Ānanda). Hai hang này dần dần bị đen ố do khói nhang và nến của khách hành hương chiêm bái để lại.
Bụi trần đem thả trôi sông
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Varanasi (Ba La Nại). Nơi đây là một trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất xưa kia, sản phẩm nổi tiếng là tơ lụa. Thành cổ Varanasi khoảng 3000 năm tuổi và con sông Hằng nỗi tiếng khắp thế giới.
Sông Hằng là con sông được cho là linh thiêng nhất của người theo đạo Bà La Môn xưa kia và ngày nay vẫn thế. Nước sông Hằng vẫn trong xanh kỳ lạ. Mặt sông êm đềm như nước trong hồ mùa Thu. Những mái chèo của các chiếc thuyền nhỏ đưa du khách tham quan khuấy động, đánh thức dòng sông sau một đêm chảy êm đềm. Thành cổ có tuổi đời khỏang 3000 năm tuổi dọc theo bờ sông Hằng được thắp lên ánh hồng khi mặt trời bắt đầu ló dạng. Những ngôi đền của người Hindu tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tòan thành cổ. Những ánh lửa sáng lên, những cột khói đen bốc lên từ lò thiêu xác chết lộ thiên của người theo đạo Hindu là một phần văn hóa của đất nước này. Tất cả tro cốt và xương người sau khi thiêu được đổ xuống con sông Hằng. Đây là một niềm mơ ước, là một hạnh phúc lớn của những người theo đạo Hindu. Thỉnh thoảng xác người vẫn được thả trôi sông. Đó là xác chết của trẻ em ngây thơ, của những bậc được coi là hiền triết, những người bị rắn cắn và những người “bất đắc kỳ tử” do trúng độc.
Cảnh sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa, bơi lội của người theo đạo Hindu trên sông Hằng trong những buổi sáng tinh sương tồn tại hơn 3000 năm nay. Họ tin tưởng sau khi tắm nước sông Hằng thì rửa sạch được mọi tội lỗi và khi chết được sanh về các cõi trời được hưởng phước sung sướng. Có lần đức Phật thuyết giảng và đã đề cập đến vấn đề này với các đệ tử của Ngài rằng: “Nếu điều đó có thật thì các thủy cầm và các loài lấy sông Hằng làm nhà chính là nhũng loài giải thóat trước, bởi vì chúng tắm nước sông Hằng nhiều hơn chúng ta”.
Du khách đến đây nhiều thành phần và nhiều độ tuổi khác nhau. Những ngọn đèn nhỏ của khách thả trôi theo dòng sông mang những lời cầu nguyện thầm kính, riêng tư tạo thêm vẻ lung linh, huyền diệu, kỳ bí trên mình nó. Tôi cũng thả một ngọn đèn nhưng không biết nguyện ước điều gì? Chợt nhớ tới lời của TT Huyền Diệu nên tôi chỉ cầu nguyện duy nhất, mong rằng cho đất nước Nepal nhanh chóng được hòa bình và dân chúng nơi đó sớm thóat cảnh nghèo khổ.
Hạnh phúc trần gian…
Trước khi rời Ấn Độ chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng đền Taj Mahal và thủ đô New Dehli. Giá trị vật chất của ngôi đền tòan đá trắng này phải tính hàng chục tỷ đô la ngày nay. Bao công sức, tiền bạc, mồ hôi, máu và sinh mạng của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã đổ ra để tôn tạo nơi yên nghỉ cuối cùng cho người vợ (hòang hậu Mumta Mahan) hết mực yêu quý của vua Shah Jahan. Đền được xây dựng năm 1630 và kéo dài 22 năm. An ninh tại đây được thắt chặt đến mức tuyệt đối. Du khách phải để lại tất cả những thứ gì có dính dáng đến kim loại, ngoài máy ảnh và máy quay phim.
Thủ đô New Dehli thì thật tuyệt vời, mật độ cây xanh và khỏang không các nơi đặt trụ sở của cơ quan công quyền thật lý tưởng. Cơ sở hạ tầng trong thành phố khá hiện đại. Mong rằng vùng Bắc Ấn sẽ sánh vai kịp New Dehli trong một ngày không xa.
Thay lời kết
Trong 12 ngày hành hương chiêm bái các thánh tích, không một nơi nào chúng tôi bỏ sót, cho dù đến đó trể. Điển hình khi đến thành phố Patna thủ phủ của bang Bihar để chiêm bái Xá Lợi Tự Đức Phật. Nơi đánh dấu sự ra đời của giáo đòan Ni chúng. Nhưng do phải “hồi đầu” khi đòan đến thì nơi này đã đóng cửa. Chúng tôi đành phải thắp nến và vọng bái từ ngoài vào. Nhưng tôi thấy vẫn còn thiếu một điều gì đó, chắc còn duyên nợ gì đây chăng?
Quả thực đất nước Ấn Độ rất “huyền diệu, kỳ bí”. Những gì tôi đã học, đã đọc và hành hương chiêm bái cũng không thể nào hiểu hết một cách trọn vẹn về nơi ấy. Có quá nhiều điều mà mỗi người sau chuyến đi này phải mất cả cuộc đời suy tư, chưa chắc tìm ra cho mình một lời giải thích hợp lý.
Hình ảnh một thanh niên trẻ đẹp, mình trần, đóng khố, không biết theo tôn giáo nào mà cứ đi ba bước rồi đưa hai tay ra nằm xoài úp mặt xuống đất dọc theo con đường. Có phải đây là cách hành trì “tam bộ nhất bái” giống như của Phật giáo hay không?
Phố xá chật hẹp, đông đúc, nhà cửa nhếc nhác, tiểu tiện bừa bãi, người và bò dê chung sống hòa thuận với nhau. Chúng hiên ngang đi lại trong thành phố và phóng uế tự do. Tất cả tạo lên một mùi rất đặc trưng cho toàn khu phố.
Vùng nông thôn Bắc Ấn Độ sống trong cảnh hết sức nghèo nàn, nhà cửa rách nát, chất đốt chủ yếu làm từ phân bò phơi khô thành từng bánh, bỏ vào lò giống như ở Việt Nam chúng ta nấu bằng than vậy. Ấy mà, trên khuôn mặt và đôi mắt của họ luôn luôn ngời sáng, lạc quan, điềm tĩnh, hồn nhiên, vô tư khiến chúng tôi phải kinh ngạc. Sự phân biệt giai cấp của đạo Bà La Môn có trên 3000 năm nay hiện vẫn đang được duy trì. Đó có phải là điều “kỳ lạ” của chúng ta trong thiên niên kỷ này?
Chúng tôi thiết nghĩ, do lòng bi mẫn siêu phàm mà đức Phật chúng ta đã chọn để thị hiện đản sanh tại xứ sở này? Nhằm khai thị để cứu khổ cho nhân loại nói chung và người dân vùng Bắc Ấn nói riêng? Phước của đức Phật để lại quá lớn và quá nhiều, cụ thể là các địa danh nơi Ngài đặt chân đến. Nếu biết cách tổ chức, sắp xếp, khai thác hợp lý, thu hút du khách và các nhà đầu tư cũng tạo được công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển và nâng cao đời sống cho cộng đồng…
Ngoài các tôn giáo lớn như chúng ta đã biết, các tôn giáo nhỏ, phong tục, tập quán, lễ hội, văn hóa sống…của người dân xứ này vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu. Đó cũng là sự thách đố cho những ai có niềm đam mê nghiên cứu, khám phá những điều mới lạ. Riêng tôi không thể nào hiểu hết những suy nghĩ trong cái đầu chưa một lần biết đến mũ nón. Nhất là trong những cái đầu có xu hướng dâng trọn đời sống của mình cho các đấng thần linh.
Sau chuyến đi những điều “huyền diệu, kỳ bí” như đang hé mở rồi đóng lại. Chúng tôi không thể đem phong tục, tập quán, văn hóa… của đất nước mình để làm thước đo rồi phán xét hay đưa ra một kết luận. Hãy đứng nhìn và để cho nó vận hành êm ả như dòng sông Hằng trong buổi sáng tinh sương. Mong rằng “phước điền” của đức Phật sẽ giúp cho đồng lúa nặng hạt, cây trái trĩu quả để người dân của đất nước Ngài no đủ hơn và hạnh phúc hơn.
HẾT
LÊN NÚI XUỐNG “BIỂN”
Rời trường lên núi “tầm sư”…
Trường
đại học Nalanda là ngôi trường Phật giáo đầu tiên trên thế giới ra đời
cách đây trên 1.500 năm. Ngòai giảng dạy kinh Phật ra trường còn có các
môn: Thiên văn, Thần học, Luận lý, Y học… trường có đông đảo giáo sư
giảng dạy và sinh viên theo học. Bao gồm nhiều quốc gia lân cận khác
nhau. Đặc biệt là hai Ngài Huyền Trang và Pháp Hiển. Hai Ngài là người
Trung Quốc qua đây, nghiên cứu và tu học. Do thông minh lỗi lạc và đạo
hạnh phi phàm, nên sau khi nghiên cứu học tập đã được nhà trường giữ lại
giảng dạy tại nơi này, một thời gian khá dài. Ngày nay tất cả chỉ còn
lại những nền gạch làm chứng tích.
Nơi
đây có lẽ chưa được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì chúng tôi
nhận thấy trên bảng giới thiệu chưa có con “dấu vuông” giống như ở vườn
Lâm Tỳ Ni.
Chúng
tôi đến Rajgir (Ma Kiệt Đà, thuộc kinh thành Vương Xá của vua Tần Bà Sa
La -Bimbisāra- xưa kia). Trúc Lâm Tịnh Xá là một khu vườn nhỏ bé so với
các thánh tích khác, ước chừng khỏang trên một mẫu. Giữa vườn có một
hồ nước rất lớn chiếm gần một nữa diện tích khu vườn. Trong vườn đây đó
có những cụm tre xanh mát. Trúc Lâm Tịnh Xá là do sự hỷ cúng của Vua
Tần Bà Sa La, trị vì vương quốc Ma Kiệt Đà thời bấy giờ. Tại thành Vương
Xá này đức Phật đã thâu nhận hai vị đệ tử nổi tiếng, sau này trở thành
hai trong mười vị đại đệ tử của Đức Phât. Đó là Ngài Xá lợi Phất
(Śāriputra) và Ngài Mục Kiền liên (Mahāmaudgalyāyana).
Nơi
đây không còn lưu giữ được gì ngoài cái hồ nước trong Tịnh xá. Nơi tháp
đức Phật đang ngồi là công trình mới xây dựng gần đây để khách hành
hương có nơi chiêm bái?. Rời Tịnh Xá Trúc Lâm, chúng tôi đến thăm viếng
nơi Tần Bà Sa La bị vua con (A Xà Thế-Ajātaśatru vaidehīputra) giam giữ,
nay chỉ là nền đất đầy cỏ dại. Đứng đây nhìn lên núi Linh Thứu khá rõ.
Tại đây đức Phật đã khuyên thuyết vua Tần Bà Sa La nên niệm danh hiệu
đức Phật A Di Đà, pháp môn tịnh độ đã sớm hình thành từ đây vậy?
Núi
Kê Túc (Kukkutapāda-giri), nơi Ngài Ca Diếp đã ôm bình bát đi vào trong
đó. Tương truyền Ngài Ca Diếp vẫn còn chờ đợi sự thị hiện của đức Phật
Di Lạc để trao lại y bát của Phật Thích Ca? Nay là một ngọn núi đá khô
cằn do thiếu nước.
Có
hai đường lên núi Linh Thứu (Grdhrakūta), một là đi bằng cáp treo, hai
là đi đường bộ. Hệ thống cáp treo rất đơn sơ, còn đường bộ thì được xây
từng bậc thềm từ dưới lên trên hòan chỉnh. Trên núi có tháp Hòa Bình do
chính phủ Nhật Bản xây dựng vào năm 1960. Vượt qua những bậc cấp lên
xuống thì đến được núi Linh Thứu. Từ nơi Phật ngồi thuyết pháp nhìn về
hướng Tây là một không gian thoáng đảng rất đẹp. Các ngọn núi nhỏ chạy
bao quanh, bên dưới là một thung lũng trông rất thơ mộng khi chiều tà.
Chỉ tiếc rằng cả vùng này không có con suối hay một con sông nhỏ nào.
Các chú khỉ dạn dĩ ngồi dọc theo các bậc tam cấp để cùng chụp hình chung
với khách hành hương. Cách nơi Phật ngồi không xa là hai hang đá, nơi
tu tập của Ngài Xá Lợi Phất và A Nan (Ānanda). Hai hang này dần dần bị
đen ố do khói nhang và nến của khách hành hương chiêm bái để lại.
Bụi trần đem thả trôi sông
Chúng
tôi tiếp tục cuộc hành trình đến Varanasi (Ba La Nại). Nơi đây là một
trong những khu trung tâm thương mại lớn nhất xưa kia, sản phẩm nổi
tiếng là tơ lụa. Thành cổ Varanasi khoảng 3000 năm tuổi và con sông Hằng
nỗi tiếng khắp thế giới.
Sông
Hằng là con sông được cho là linh thiêng nhất của người theo đạo Bà La
Môn xưa kia và ngày nay vẫn thế. Nước sông Hằng vẫn trong xanh kỳ lạ.
Mặt sông êm đềm như nước trong hồ mùa Thu. Những mái chèo của các chiếc
thuyền nhỏ đưa du khách tham quan khuấy động, đánh thức dòng sông sau
một đêm chảy êm đềm. Thành cổ có tuổi đời khỏang 3000 năm tuổi dọc theo
bờ sông Hằng được thắp lên ánh hồng khi mặt trời bắt đầu ló dạng. Những
ngôi đền của người Hindu tạo nên điểm nhấn cho bức tranh tòan thành cổ.
Những ánh lửa sáng lên, những cột khói đen bốc lên từ lò thiêu xác chết
lộ thiên của người theo đạo Hindu là một phần văn hóa của đất nước này.
Tất cả tro cốt và xương người sau khi thiêu được đổ xuống con sông Hằng.
Đây là một niềm mơ ước, là một hạnh phúc lớn của những người theo đạo
Hindu. Thỉnh thoảng xác người vẫn được thả trôi sông. Đó là xác chết của
trẻ em ngây thơ, của những bậc được coi là hiền triết, những người bị
rắn cắn và những người “bất đắc kỳ tử” do trúng độc.
Cảnh
sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa, bơi lội của người theo đạo Hindu trên
sông Hằng trong những buổi sáng tinh sương tồn tại hơn 3000 năm nay. Họ
tin tưởng sau khi tắm nước sông Hằng thì rửa sạch được mọi tội lỗi và
khi chết được sanh về các cõi trời được hưởng phước sung sướng. Có lần
đức Phật thuyết giảng và đã đề cập đến vấn đề này với các đệ tử của Ngài
rằng: “Nếu điều đó có thật thì các thủy cầm và các loài lấy sông Hằng
làm nhà chính là nhũng loài giải thóat trước, bởi vì chúng tắm nước sông
Hằng nhiều hơn chúng ta”.
Du
khách đến đây nhiều thành phần và nhiều độ tuổi khác nhau. Những ngọn
đèn nhỏ của khách thả trôi theo dòng sông mang những lời cầu nguyện thầm
kính, riêng tư tạo thêm vẻ lung linh, huyền diệu, kỳ bí trên mình nó.
Tôi cũng thả một ngọn đèn nhưng không biết nguyện ước điều gì? Chợt nhớ
tới lời của TT Huyền Diệu nên tôi chỉ cầu nguyện duy nhất, mong rằng cho
đất nước Nepal nhanh chóng được hòa bình và dân chúng nơi đó sớm thóat
cảnh nghèo khổ.
Hạnh phúc trần gian…
Hạnh phúc trần gian…
Trước
khi rời Ấn Độ chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng đền Taj Mahal và thủ đô New
Dehli. Giá trị vật chất của ngôi đền tòan đá trắng này phải tính hàng
chục tỷ đô la ngày nay. Bao công sức, tiền bạc, mồ hôi, máu và sinh mạng
của người dân Ấn Độ thời bấy giờ đã đổ ra để tôn tạo nơi yên nghỉ cuối
cùng cho người vợ (hòang hậu Mumta Mahan) hết mực yêu quý của vua Shah
Jahan. Đền được xây dựng năm 1630 và kéo dài 22 năm. An ninh tại đây
được thắt chặt đến mức tuyệt đối. Du khách phải để lại tất cả những thứ
gì có dính dáng đến kim loại, ngoài máy ảnh và máy quay phim.
Thủ
đô New Dehli thì thật tuyệt vời, mật độ cây xanh và khỏang không các
nơi đặt trụ sở của cơ quan công quyền thật lý tưởng. Cơ sở hạ tầng trong
thành phố khá hiện đại. Mong rằng vùng Bắc Ấn sẽ sánh vai kịp New Dehli
trong một ngày không xa.
Thay lời kết
Trong
12 ngày hành hương chiêm bái các thánh tích, không một nơi nào chúng
tôi bỏ sót, cho dù đến đó trể. Điển hình khi đến thành phố Patna thủ phủ
của bang Bihar để chiêm bái Xá Lợi Tự Đức Phật. Nơi đánh dấu sự ra đời
của giáo đòan Ni chúng. Nhưng do phải “hồi đầu” khi đòan đến thì nơi này
đã đóng cửa. Chúng tôi đành phải thắp nến và vọng bái từ ngoài vào.
Nhưng tôi thấy vẫn còn thiếu một điều gì đó, chắc còn duyên nợ gì đây
chăng?
Quả
thực đất nước Ấn Độ rất “huyền diệu, kỳ bí”. Những gì tôi đã học, đã
đọc và hành hương chiêm bái cũng không thể nào hiểu hết một cách trọn
vẹn về nơi ấy. Có quá nhiều điều mà mỗi người sau chuyến đi này phải mất
cả cuộc đời suy tư, chưa chắc tìm ra cho mình một lời giải thích hợp
lý.
Hình
ảnh một thanh niên trẻ đẹp, mình trần, đóng khố, không biết theo tôn
giáo nào mà cứ đi ba bước rồi đưa hai tay ra nằm xoài úp mặt xuống đất
dọc theo con đường. Có phải đây là cách hành trì “tam bộ nhất bái” giống
như của Phật giáo hay không?
Phố
xá chật hẹp, đông đúc, nhà cửa nhếc nhác, tiểu tiện bừa bãi, người và
bò dê chung sống hòa thuận với nhau. Chúng hiên ngang đi lại trong thành
phố và phóng uế tự do. Tất cả tạo lên một mùi rất đặc trưng cho toàn
khu phố.
Vùng
nông thôn Bắc Ấn Độ sống trong cảnh hết sức nghèo nàn, nhà cửa rách
nát, chất đốt chủ yếu làm từ phân bò phơi khô thành từng bánh, bỏ vào lò
giống như ở Việt Nam chúng ta nấu bằng than vậy. Ấy mà, trên khuôn mặt
và đôi mắt của họ luôn luôn ngời sáng, lạc quan, điềm tĩnh, hồn nhiên,
vô tư khiến chúng tôi phải kinh ngạc. Sự phân biệt giai cấp của đạo Bà
La Môn có trên 3000 năm nay hiện vẫn đang được duy trì. Đó có phải là
điều “kỳ lạ” của chúng ta trong thiên niên kỷ này?
Chúng
tôi thiết nghĩ, do lòng bi mẫn siêu phàm mà đức Phật chúng ta đã chọn
để thị hiện đản sanh tại xứ sở này? Nhằm khai thị để cứu khổ cho nhân
loại nói chung và người dân vùng Bắc Ấn nói riêng? Phước của đức Phật để
lại quá lớn và quá nhiều, cụ thể là các địa danh nơi Ngài đặt chân đến.
Nếu biết cách tổ chức, sắp xếp, khai thác hợp lý, thu hút du khách và
các nhà đầu tư cũng tạo được công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho
người dân địa phương, thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển và nâng cao
đời sống cho cộng đồng…
Ngoài
các tôn giáo lớn như chúng ta đã biết, các tôn giáo nhỏ, phong tục, tập
quán, lễ hội, văn hóa sống…của người dân xứ này vẫn còn nhiều điều để
tìm hiểu. Đó cũng là sự thách đố cho những ai có niềm đam mê nghiên cứu,
khám phá những điều mới lạ. Riêng tôi không thể nào hiểu hết những suy
nghĩ trong cái đầu chưa một lần biết đến mũ nón. Nhất là trong những cái
đầu có xu hướng dâng trọn đời sống của mình cho các đấng thần linh.
Sau
chuyến đi những điều “huyền diệu, kỳ bí” như đang hé mở rồi đóng lại.
Chúng tôi không thể đem phong tục, tập quán, văn hóa… của đất nước mình
để làm thước đo rồi phán xét hay đưa ra một kết luận. Hãy đứng nhìn và
để cho nó vận hành êm ả như dòng sông Hằng trong buổi sáng tinh sương.
Mong rằng “phước điền” của đức Phật sẽ giúp cho đồng lúa nặng hạt, cây
trái trĩu quả để người dân của đất nước Ngài no đủ hơn và hạnh phúc hơn.
- See more at: http://bodephatquoc.com/hanh-huong-ve-xu-phat-ky-cuoi.html#sthash.xPgc5DSZ.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.