(ảnh do tác giả chụp năm 2006)
Lâm Tỳ Ni – Xưa & Nay
Tỳ kheo: Thích Quảng Đạt
Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo đều hướng tâm về thánh địa Lâm Tỳ Ni. Nơi mà cách đây 2631* năm, một vĩ nhân đã thị hiện đản sinh để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Kể từ ngày ấy, Lâm Tỳ Ni đi vào sử sách, thơ ca, âm nhạc và động lại trong tâm thức của mỗi người như là một bản thánh ca với nhiều cung bậc trầm bổng du dương. Sự kiện này đã, đang và sẽ trở thành một ngày lễ hội lớn của toàn nhân loại.
Lâm Tỳ Ni… xưa
Đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni, tôi thả dòng tâm thức về quá khứ, trước mắt hiện ra một cánh rừng bạt ngàn với những cội cây Vô Ưu nở hoa khoe sắc. Những chú chim, chú khỉ, chú sóc… chuyền cành tung tăng, hót líu lo, gọi bạn bè về đây, chứng kiến sự kiện đản sanh của một vị Phật tương lai.
Không gian nơi này, ồn ào náo nhiệt, tưng bừng như một ngày hội. Tiếng nói cười của đoàn tùy tùng hộ giá hòa lẫn với tiếng hót ca muôn thú làm sôi động cả một khoảng trời yên tĩnh.
Vườn Lâm Tỳ Ni đã vinh hạnh được đón bàn chân đầu đời của bậc Đại sĩ. Cũng từ ngày ấy, mảnh đất này đã trở thành mảnh “đất thiêng”, là nơi để những người đệ tử của Ngài ước mơ và hy vọng có một ngày được đặt chân đến đây chiêm bái.
Hai trăm năm sau, một vị minh quân như vua A Dục đã thân hành đến đây lễ bái, khắc đá đề danh để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với một bậc vĩ nhân của nhân loại. Trụ đá đứng sừng sững giữa đất trời, làm điểm nhấn cho toàn cảnh của khu vườn và là một chứng tích rất quan trọng để hậu thế xác định đúng địa điểm nơi Ngài thị hiện đản sanh.
Lâm Tỳ Ni đã chứng kiến và đón nhận hàng triệu bàn chân của các tín đồ đến đây chiêm bái. Các bước chân của các bậc cao Tăng vượt đường xa vạn dặm, vượt đèo núi hiểm trở cũng còn lưu dấu đâu đó trong mảnh vườn này. Lâm Tỳ Ni một lần nữa lại đón nhận những đôi chân của những người có tâm hồn thánh thiện và lý tưởng xuất thế, đi theo con đường mà Ngài đã để lại. Vì vậy mà Lâm Tỳ Ni, trở thành một “cái gai” trong con mắt của những người ngoại đạo đương thời.
Giờ lịch sử đã điểm, quy luật THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG xuất hiện, Lâm Tỳ Ni đã phải trải qua một thảm nạn. Lâm Tỳ Ni đã biến thành một nơi hoang phế. Trụ đá do vua A Dục dựng lên cũng bị quật ngả chôn vùi sâu trong lòng đất. Khuôn viên Lâm Tỳ Ni trở thành nơi phóng uế bừa bãi của gia súc và cư dân địa phương. Những ai đã đọc, nghe và nhìn thấy Lâm Tỳ Ni trong cảnh hoang tàn đổ nát không khỏi bùi ngùi, thương tiếc pha chút óan hờn, trách móc…
Và ngày nay…
Nền cũ năm xưa đang hồi sinh, quy luật THÀNH, TRỤ… đang được thiết lập tại vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi đây đang được phục hồi một cách nhanh chóng. Các thảm cỏ, cụm hoa được chăm sóc, cắt xén, chu đáo, cẩn thận. Các bụi cây Vô ưu và cây bồ đề vẫn luôn xanh tươi, vươn các cành lá dài tỏa bóng mát che chở cho lữ khách lúc trời gay gắt nắng. Đặc biệt là nền móng, nơi đánh dấu hòang hậu Maya lâm bồn hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa được bảo vệ một cách nghiêm mật. Hiện nay, Lâm Tỳ Ni được Unesco công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.
Ngày nay, mỗi ngày có rất nhiều Phật tử và du khách ghé thăm, chiêm bái. Mỗi người đến đây đều dành riêng cho mình một ít thời gian và một khoảng vắng trong tâm hồn để hồi tưởng và suy tư về hình ảnh và công hạnh của đức Phật. Sức lan tỏa của Lâm Tỳ Ni vượt khỏi không gian Nepal, đi vào tâm khảm của mỗi người.
Trong khuôn viên, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phan của Phật tử Tây Tạng giăng ngập lối đi. Họ gởi lại Lâm Tỳ Ni những lời cầu nguyện thiết tha chân thành của mình, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của họ đối với Ngài.
Xung quanh Lâm Tỳ Ni, chùa chiền mọc lên rất nhiều, mỗi chùa mỗi dáng mang theo văn hóa bản địa của đất nước mình. Sự hồi sinh của Lâm Tỳ Ni đã làm ấm lòng của hạng triệu tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.Các dịch vụ đi kèm như khách sạn nhà hàng và các quầy bán hàng lưu niệm cũng phát triển song hành bên cạnh Lâm Tỳ Ni. Điều này cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ đạo và đời luôn luôn tồn tại tương trợ lẫn nhau. Phước đức của Ngài để lại hôm nay đã đâm hoa kết trái.
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo, ca ngợi, tán thán một vĩ nhân giáng trần. Con đang mơ một ngày Phật đản nào đó, con và mọi người được đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni để cùng nhau cảm nhận hết cái “linh khí” và khung cảnh hoành tráng mà hậu thế tôn tạo lên để tri ân công đức của Ngài.
Hình ảnh Lâm Tỳ Ni ngày xưa đang sống lại trong ngày Phật đản, trong mỗi lời ca, tiếng hát, thắp lên ngọn đuốc để Lâm Tỳ Ni ngày nay phát triển đúng với tâm nguyện của toàn nhân loại.
Viết tại THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
Mạnh Hạ năm Đinh Hợi
- Phật đản 2631
- Phật lịch 2551
- Dương lịch 2007
Tỳ kheo: Thích Quảng Đạt
Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo đều hướng tâm về thánh địa Lâm Tỳ Ni. Nơi mà cách đây 2631* năm, một vĩ nhân đã thị hiện đản sinh để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Kể từ ngày ấy, Lâm Tỳ Ni đi vào sử sách, thơ ca, âm nhạc và động lại trong tâm thức của mỗi người như là một bản thánh ca với nhiều cung bậc trầm bổng du dương. Sự kiện này đã, đang và sẽ trở thành một ngày lễ hội lớn của toàn nhân loại.
Lâm Tỳ Ni… xưa
Đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni, tôi thả dòng tâm thức về quá khứ, trước mắt hiện ra một cánh rừng bạt ngàn với những cội cây Vô Ưu nở hoa khoe sắc. Những chú chim, chú khỉ, chú sóc… chuyền cành tung tăng, hót líu lo, gọi bạn bè về đây, chứng kiến sự kiện đản sanh của một vị Phật tương lai.
Không gian nơi này, ồn ào náo nhiệt, tưng bừng như một ngày hội. Tiếng nói cười của đoàn tùy tùng hộ giá hòa lẫn với tiếng hót ca muôn thú làm sôi động cả một khoảng trời yên tĩnh.
Vườn Lâm Tỳ Ni đã vinh hạnh được đón bàn chân đầu đời của bậc Đại sĩ. Cũng từ ngày ấy, mảnh đất này đã trở thành mảnh “đất thiêng”, là nơi để những người đệ tử của Ngài ước mơ và hy vọng có một ngày được đặt chân đến đây chiêm bái.
Hai trăm năm sau, một vị minh quân như vua A Dục đã thân hành đến đây lễ bái, khắc đá đề danh để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với một bậc vĩ nhân của nhân loại. Trụ đá đứng sừng sững giữa đất trời, làm điểm nhấn cho toàn cảnh của khu vườn và là một chứng tích rất quan trọng để hậu thế xác định đúng địa điểm nơi Ngài thị hiện đản sanh.
Lâm Tỳ Ni đã chứng kiến và đón nhận hàng triệu bàn chân của các tín đồ đến đây chiêm bái. Các bước chân của các bậc cao Tăng vượt đường xa vạn dặm, vượt đèo núi hiểm trở cũng còn lưu dấu đâu đó trong mảnh vườn này. Lâm Tỳ Ni một lần nữa lại đón nhận những đôi chân của những người có tâm hồn thánh thiện và lý tưởng xuất thế, đi theo con đường mà Ngài đã để lại. Vì vậy mà Lâm Tỳ Ni, trở thành một “cái gai” trong con mắt của những người ngoại đạo đương thời.
Giờ lịch sử đã điểm, quy luật THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG xuất hiện, Lâm Tỳ Ni đã phải trải qua một thảm nạn. Lâm Tỳ Ni đã biến thành một nơi hoang phế. Trụ đá do vua A Dục dựng lên cũng bị quật ngả chôn vùi sâu trong lòng đất. Khuôn viên Lâm Tỳ Ni trở thành nơi phóng uế bừa bãi của gia súc và cư dân địa phương. Những ai đã đọc, nghe và nhìn thấy Lâm Tỳ Ni trong cảnh hoang tàn đổ nát không khỏi bùi ngùi, thương tiếc pha chút óan hờn, trách móc…
Và ngày nay…
Nền cũ năm xưa đang hồi sinh, quy luật THÀNH, TRỤ… đang được thiết lập tại vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi đây đang được phục hồi một cách nhanh chóng. Các thảm cỏ, cụm hoa được chăm sóc, cắt xén, chu đáo, cẩn thận. Các bụi cây Vô ưu và cây bồ đề vẫn luôn xanh tươi, vươn các cành lá dài tỏa bóng mát che chở cho lữ khách lúc trời gay gắt nắng. Đặc biệt là nền móng, nơi đánh dấu hòang hậu Maya lâm bồn hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa được bảo vệ một cách nghiêm mật. Hiện nay, Lâm Tỳ Ni được Unesco công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.
Ngày nay, mỗi ngày có rất nhiều Phật tử và du khách ghé thăm, chiêm bái. Mỗi người đến đây đều dành riêng cho mình một ít thời gian và một khoảng vắng trong tâm hồn để hồi tưởng và suy tư về hình ảnh và công hạnh của đức Phật. Sức lan tỏa của Lâm Tỳ Ni vượt khỏi không gian Nepal, đi vào tâm khảm của mỗi người.
Trong khuôn viên, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phan của Phật tử Tây Tạng giăng ngập lối đi. Họ gởi lại Lâm Tỳ Ni những lời cầu nguyện thiết tha chân thành của mình, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của họ đối với Ngài.
Xung quanh Lâm Tỳ Ni, chùa chiền mọc lên rất nhiều, mỗi chùa mỗi dáng mang theo văn hóa bản địa của đất nước mình. Sự hồi sinh của Lâm Tỳ Ni đã làm ấm lòng của hạng triệu tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.Các dịch vụ đi kèm như khách sạn nhà hàng và các quầy bán hàng lưu niệm cũng phát triển song hành bên cạnh Lâm Tỳ Ni. Điều này cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ đạo và đời luôn luôn tồn tại tương trợ lẫn nhau. Phước đức của Ngài để lại hôm nay đã đâm hoa kết trái.
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo, ca ngợi, tán thán một vĩ nhân giáng trần. Con đang mơ một ngày Phật đản nào đó, con và mọi người được đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni để cùng nhau cảm nhận hết cái “linh khí” và khung cảnh hoành tráng mà hậu thế tôn tạo lên để tri ân công đức của Ngài.
Hình ảnh Lâm Tỳ Ni ngày xưa đang sống lại trong ngày Phật đản, trong mỗi lời ca, tiếng hát, thắp lên ngọn đuốc để Lâm Tỳ Ni ngày nay phát triển đúng với tâm nguyện của toàn nhân loại.
Viết tại THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
Mạnh Hạ năm Đinh Hợi
- Phật đản 2631
- Phật lịch 2551
- Dương lịch 2007
ảnh sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.