Một thoáng Diêm Phù

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

NOI GƯƠNG HIẾU HẠNH - NHẠC VÀ LỜI LƯU KA



NOI GƯƠNG HIẾU HẠNH

Đệ nhất hiếu hạnh Đức Mục Kiền Kiên
Chứng đắc lục thông, kiếm tầm thân mẫu
Thấy trong địa ngục, sầu não ốm o
Đói khát co ro, thương mẹ thật nhiều

Đau lòng hiếu tử, bạch Đức Như Lai
Phương pháp không hai, cúng dường Tam Bảo
Chúng Tăng tụ hội, bày lễ hương hoa
Nhất nhất thân tâm, tự tứ nguyện cầu

Đệ nhất thần thông, không thể qua được định nghiệp.
Nương nhờ thần lực của toàn thể chúng tăng.
Tam nguyệt tu tâm, trao dồi giới định huệ.
Phước đức vô cùng, hồi hướng cho nhân thiên

Noi gương hiếu hạnh , Đức Mục Kiền Kiên
Thiết lễ Vu Lan, cúng dường Tam Bảo
Thứ bạt cô hồn, chí sĩ Anh linh
Lai đáo trai đàn, thính pháp văn kinh.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên .
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA HAI CHỮ CHÙA, THÁP

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA HAI CHỮ CHÙA, THÁP


THÍCH QUẢNG ĐẠT

CHÙA LÀ NƠI CÓ THỜ PHẬT (ĐỨC PHẬT LICH SỬ, PHẬT THÍCH CA), LÀ NƠI, KHI MÀ CHÚNG TA VÀO CỔNG KHÔNG PHẢI TỐN PHÍ (PHƯƠNG NHÃ KA).

Chùa và tháp là hai từ rất gần gũi đối với tất cả Tăng Ni cũng như tín đồ Phật tử. Sách La Bích Chí Dư có viết, nhà Hán đặt ra Hồng Lô Tự để tiếp đón tân khách. Vào đời hậu Hán (Đông Hán) niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (Hán Minh Đế) thì Phật Pháp bắt đầu du nhập vào Trung Quốc do Ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Ngài Trúc Pháp Lan (Gobharana), hai Ngài đã được nhà Hán đón tiếp nồng hậu và đưa đến ở tại Hồng Lô Tự. Năm sau nhà vua cho lập Bạch Mã Tự (để kỷ niệm hai pháp sư đã dùng bạch mã chở kinh từ Thiên Trúc sang Trung Hoa) ở ngoài cửa Tây cung của thành Lạc Dương, vì không tiện ở lâu trong Hồng Lô Tự được, cho nên phải xây một nơi riêng, nhân đó mà đặt tên là "Tự" (chùa), nhà Hán coi các Tổ sư từ phương Tây tới là thượng khách, được tiếp đón long trọng, Trung Quốc bắt đầu có chùa Tăng sư từ đó.

Tự ở Ấn Độ gọi là Tăng Già Lam, Trung Hoa dịch là chúng viên, tức là nơi ở của nhiều người. Ở trong chúng viên (viên phổ) các Phật tử vun trồng mầm đạo Thánh quả. Trong các kinh gọi chùa là Già Lam ( ví dụ: Quảng Hương Già lam có nghĩa là chùa Quảng Hương), Thiên Hương Già Lam (chùa Thiên Hương), là trúc viên ( Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên), tức là chùa xá ở Ấn Độ vậy.

Thời hậu Nguỵ, đời Thái Vũ Đế niên hiệu Thuỷ Quang nhà vua cho lập các Già Lam, gọi là Chiêu Đề. Thời Tùy Dưỡng Đế, năm Đại Nghiệp đổi tên các chùa trong thiên hạ là Đạo Tràng (Thiên Hương Đạo Tràng). Đến đời Đường đổi lại tên gọi là Tự, có nghĩa là chùa, nghĩa này giữ mãi cho đến ngày nay.

Tháp (stùpa, thupa) cây tháp. Phiên âm là tốt- đổ- ba. Trung Hoa dịch là tháp bà, đậu bà, thân bà…là nơi xếp đất đá cao lên để cất giữ hài cốt vào đó còn gọi là câu la, dịch là tụ tập, nghĩa là phần mộ của cao tổ, hiển khảo hay linh miếu… khi còn gọi là Chi Đề, Chế Để chỉ nơi không cất giữ thân thể, hoặc gọi chung là tháp, cũng gọi là Chi Đề. Pháp Hoa Nghiêm Sớ, q 11: theo Tăng Kỳ luật giải thích chỗ có xá lợi gọi là Tháp Bà, không có xá lợi gọi là Chi Đề. Sách Địa Trì thì giải thích rằng có hay không có xá lợi đều gọi là Chi Đề. Luận Minh Liễu giải thích Chi Đề là nơi yên tĩnh. Hành Sự sao, q hạ, dẫn sách Tạp Tâm nói: "nơi có xá lợi gọi làTháp, không có xá lợi gọi là Chi Đề. Tháp có khi còn gọi là thân bà, tháp bà có nghĩa là ngôi mộ, còn gọi là phương phần (mã vuông). Chi đề có nghĩa là miếu, miếu có nghĩa là mạo (vẻ). Lại nữa, tháp có phân biệt hai loại Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo cho rằng tháp phải nêu ngọn cờ đạo cao đức trọng, tức cái gọi là mộ tiêu, có đức độ. Mật giáo thì cho rằng tháp là hình tam- muội- da của Đức Đại Nhật Như lai, ngũ luân tháp là Phật thể, không phải là mộ tiêu, vì thế cho phép kết duyên truy phúc, xây ở mộ sở của tất cả Tăng tục nói chung. Tục gọi là thạch tháp, tháp bà, tốt đổ ba là chỉ ngũ luân tháp này".

Theo kinh Đại Bát Niết Bàn dạy: "này Ananda, bốn hạng người sau đây đáng được xây tháp. Thế nào là bốn? Như Lai, bậc A- La- Hán, Cháng Đẳng Giác xứng đáng xây tháp. Độc Giác Phật xứng đáng xây tháp. Đệ tử Thanh Văn của Như Lai xứng đáng xây tháp. Chuyển Luân Thánh Vương xứng đáng xây tháp" (kinh ĐBNB, Trường Bộ Kinh, tập I, VNPHVN ấn hành, năm 1991, tr 646). Theo kinh Du Hành, "Phật bảo A Nan: trong thiên hạ có bốn hạng người đáng được dựng tháp, đốt hương rải hoa, treo phan kết tụ, trỗi nhạc cúng dường. Bốn hạng ấy là ai? 1. Như Lai, 2. Bích Chi Phật, 3. Thanh Văn, 4. Chuyển Luân Thánh Vương" (kinh Du Hành, Trường A Hàm, Tập 1, ĐTKVN, VNCPHVN ấn hành, năm 1991, tr 160). "Ngài Chân Đế Tam Tạng dẫn kinh Thập Nhị Li Nhân Duyên nói có tám hạng người cần được dựng tháp. Một là Như Lai, loại tháp lộ bàn 8 tầng trở lên, đó là Phật tháp. Hai là Bồ Tát 7 bàn. Ba là Duyên Giác 6 bàn. Bốn là A La Hán 5 bàn. Năm là A Na Hàm 4 bàn. Sáu là Tư Đà Hàm 3 bàn. Bảy là Tu Đà Hoàn 2 bàn. Tám là Luân Vương 1 bàn. Nếu tháp dựng không đúng lễ, thì đó không phải là Thánh pháp vậy". Theo Tăng Kỳ luật, "tất cả chư Tăng đều được dựng tháp, gọi là trì luật pháp sư, các loại Doanh sự tỳ kheo, Đức vọng tỳ kheo đều nên dựng tháp. Đã không phải là Thánh nhân, thì không dược phép đặt lộ bàn, mà để vào chỗ bình phong. Nếu làm trái sẽ bị kết tội. Căn cứ theo đoạn văn tên đây ngày nay người ta dựng tháp cho sự phát triển loại tháp lộ bàn như vậy không những người sống có tội mà còn liên luỵ đến người đã chết".

Theo Từ Trì ký, q hạ, "lộ bàn là bốn bậc thềm, phàm Tăng không được xây bậc cấp, dựng thềm là không nắm được gíao lý, tiếm phạm nghi thức Thánh nhân".

Trên đây chỉ một vài ý nêu lên trao đổi cùng các bạn. Ngưỡng mong chư Tôn Đức từ bi lượng thứ cho.

VIẾT TẠI

THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
THIÊN HƯƠNG GIÀ LAM 
(THIÊN HƯƠNG CHIÊU ĐỀ)
THIÊN HƯƠNG AM
THIÊN HƯƠNG TỊNH THẤT
THIÊN HƯƠNG TỰ
NĂM 2003

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

VU LAN NHỚ CHA MẸ - NHẠC VÀ LỜI LƯU KA PNK tập hát




 VU LAN NHỚ CHA MẸ

Con nhớ mẹ già tần tảo vì con
Dung nhan vơi cạn sức khỏe hao mòn
Phấn son quên mất áo quần nhăn nheo
Hoài mong con lớn khôn ngoan nên người

Con nhớ cha già một thời đao binh
Mong manh thân mạng bởi nước non mình
Lớn lên con biết, biết rằng tương lai
Bình yên đất nước, cha mẹ đi xa

Người còn sống, cho nhau hiện vật, kim ngân
Người qua đời, ai cầm nắm giữ được đâu
Có cho nhau, cũng chỉ những tiếng kinh cầu
Tâm thanh tịnh, lễ bạc lòng thành khởi phát
Câu kinh vọng, Vu Lan báo hiếu mẹ cha

Con nhớ một chiều, một chiều đơn côi
Bơ vơ lạc lõng trôi giữa dòng đời
Chuông chùa vọng ngân, vui buồn quá khứ
Rụng rơi bên thềm, tâm tỉnh lặng. Không.

NHỚ PHẬT


NHỚ PHẬT
Thích Quảng Đạt

Sống và đi tìm lý tưởng sống cho riêng mình là điều tưởng như đơn giản, nhưng không hề giản đơn.

Tôi cũng có một thời ấp ủ những hoài bảo và ước mơ thánh thiện đến cháy bổng. Nhưng tất cả điều ấy, giờ đây chỉ là mỹ ảnh của lý tưởng một thời tuổi trẻ. Nói điều này ra nghe có vẻ như bi quan, nhưng những ai đã từng nhìn lại chính mình sẽ thấy đó là một sự thật. Chỉ có điều ai là người dám tự công nhận mình như thế? Thôi thì hãy để cho nó lắng yên, như những cặn bã trong một ly nước đang cầm trên tay ta.

Xuất gia học đạo là nguyện dấn thân học và hành theo những lời Phật dạy, để có được niềm vui, thanh tịnh, an lạc ngay trong kiếp sống này. Nói một cách cao thượng và mang hơi hám triết học là giải quyết vấn đề sanh tử của kiếp người, giải thoát ra khỏi tam giới, không còn bị luân hồi sanh tử chi phối.

Nhưng rồi một ngày, có một câu hỏi vừa nghiêm túc vừa thánh thiện đã làm dấy lên những “tham vọng” tiềm ẩn sâu kín từ bao đời nay. Thầy học hành như thế mà có làm việc gì không???. Câu hỏi ấy dường như giờ đây nằm ngay cửa miệng của rất nhiều người. Chính câu hỏi ấy đã cho chúng ta thấy cách dạy dỗ và truyền đạo của chúng ta đã ảnh hưởng như thế nào đến những người xung quanh?

Tôi nhớ thời còn đi học trường Phật học, có một vị giáo thọ sư thuyết giảng rằng, học với tôi là học để làm việc. Lúc đó tôi chỉ cười nửa miệng.

Thành thật mà nói là tôi rất khinh bỉ câu nói ấy. Tại sao người ấy không nói học với tôi để có được an lạc thân tâm, học với tôi để thăng hoa đạo đức, học với tôi là để làm Hiền thánh, học với tôi để được gặp Tổ, gặp Phật và để làm Tổ, làm Phật?. Hãy nói những điều cao thượng ấy để tưới tẩm những mầm thánh non dại có cơ hội nảy nở và đâm hoa kết trái. Mà ngược lại nói câu ấy ra chỉ kích thích lòng “tham vọng” cố hữu tiềm ẩn nhiều đời nhiều kiếp của mỗi chúng sanh. Người tu mà làm việc gì cơ chứ?. Việc gì cũng không ngoài hai chữ “giải thóat” cơ mà?

Trường đại học thế gian có một vị giáo sư nói, các bạn phải thay đổi quan niệm học của mình, là học để làm người, chứ không phải học để làm quan. Không phải học để “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Câu nói chỉ ngắn ngủi thế thôi nhưng giải quyết rất nhiều vấn đề. Mà quan trọng nhất là làm thay đổi tư duy cũng như nhận thức của mỗi cá nhân trong giảng đường. Sau này khi tốt nghiệp dẫu có xin được việc làm hay không thì vốn kiến thức đó cũng là trang sức quý giá trang điểm cho bạn, làm cho bạn trở nên con người hơn.

Nghe người mà ngẫm đến ta, cho nên tôi tự đặt ra những câu hỏi, rồi tự mình trả lời, để không hổ thẹn với chính mình. Câu hỏi tôi đặt ra: Ai cho tôi chùa ở?, Ai cho tôi cơm ăn? Ai cho tôi tiền bạc để trang trải những chi phí trong quá trình đi học? Và ai đã âm thầm bảo hộ tấm thân giả tạm này?. Công danh sự nghiệp ư? Đó là đồ cặn bả. Những danh xưng cao cả ư? Đó chỉ là trò ảo thuật của ngôn từ. Dù gắn trước đó những mỹ từ nào đi nữa thì tôi vẫn là một con người.

Rồi một ngày gió mùa thay đổi, tứ đại của tôi cũng cảm nhận ra điều đó. Nó cũng có những dấu hiệu khác thường. Biểu hiện đầu tiên là trong tôi dâng lên một niềm mang mác mà không rõ vui hay buồn. Nó xao xuyến làm tôi nghẹt thở, tự nhiên hai dòng nước mắt cứ vậy mà tuôn trào. Lúc này hình ảnh đức Phật xâm chiếm và ngự trị hòan tòan trong trong tâm trí của tôi. Càng nhớ đến Phật thì nước mắt càng tuôn ra. Lúc này sao tôi nhớ Phật da diết và thân thương đến thế. Ngài đã bắc chiếc cầu để tôi đi đến và nhận lại của tôi tất cả mà tôi nào có nhận ra. Nếu không có chiếc cầu ấy tôi không bao giờ đặt chân đến được kho báu của tôi. Tôi cứ tưởng rằng tôi tài giỏi, nhờ bằng cấp, nhờ tài ăn nói, nhờ có tiếng tăm…tất cả những điều tôi tưởng chỉ là những sản phẩm của ma quỷ tạo ra mà lâu nay tôi nào hay biết.

Nói theo tinh thần Phật giáo đại thừa thì nỗi nhớ nào cũng là vọng tưởng làm chướng ngăn thánh đạo. Nhưng thôi, dù có chướng ngăn, chưa giải thoát trong kiếp này thì nhớ Phật cũng là một phương tiện mượn vọng cảnh này để chế ngự vọng cảnh khác. Những ngày này với tôi là một thoáng hạnh phúc. Được nhìn lại chính mình và nhớ đến Phật, âu cũng là một thiện nghiệp.

VIẾT TẠI THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
QUÝ THU NĂM ẤT DẬU (2005)

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

LÂM TỲ NI HỒI SINH - NHẠC VÀ LỜI LƯU KA

https://www.youtube.com/watch?v=_UE92SOC0d8



NGÀY ĐẢN SANH LINH DIỆU QUA CÁI NHÌN VĂN HỌC



NGÀY ĐẢN SANH LINH DIỆU QUA CÁI NHÌN VĂN HỌC

LS NGUYÊN DIÊN


Văn học phương Đông thời kỳ cổ đại và trung đại thường miêu tả các sự kiện, sự vật và con người mang tính tượng trưng ước lệ. Mỗi thời đại khác nhau thường có những mã nghệ thuật khác nhau. Mã nghệ thuật thực ra đó là những ký hiệu thẩm mỹ. Cắt nghĩa được ký hiệu tức là ký hiệu đã được mã hoá.

Giải mã được những ký hiệu trong những ký hiệu mang tính biểu tượng, nhằm giúp cho chúng ta cảm thụ tinh tế, sâu sắc hơn cái hay, cái đẹp trong mỗi câu chuyện, tác phẩm nào đó.

Bài viết này người viết thử giải mã biểu tượng hoa sen và sự kiện Đức Phật đản sanh bằng mã nghệ thuật văn học đương thời.

Thông thường hằng năm, vào ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, toàn thể nhân loại nói chung và các tín đồ Phật giáo trên thế giới nói riêng, đều náo nức đón nhận một sự kiện vô cùng trọng đại. Đó là ngày lễ kỷ niệm Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đản sanh. Đây là một sự kiện, sự xuất hiện có thể được xem là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử loài người cũng như lịch sử các tôn giáo.

Sử truyện kể rằng, Ngài từ cung trời Đâu Suất giáng trần, nhập thai và sinh ra tại thành Ca Tỳ La Vệ, con của vua Tịnh Phạn và hòang hậu Ma Gia. Trước lúc lâm bồn, hoàng hậu đưa tay vịn cành hoa Vô Ưu thì liền hạ sanh thái tử. Vừa hạ sanh, thái tử đã ung dung đi bảy bước vào cuộc đời. Mỗi bước chân đi đều được một bông sen nâng đở. Lúc ngài dừng lại một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất dõng dạc tuyên bố:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Vô lượng sanh tử
Ư kim tận hỷ.

Đồng thời lúc ấy, chín con rồng phun nước tắm, thiên long bát bộ, trời người xưng tán, chim trên cành ca hát líu lo, muôn hoa đua nở khoe sắc hương đón chào mừng Bậc Đại Giác.

Đọc qua đoạn này, nếu chúng ta không có phương pháp giải mã (cắt nghĩa) bằng mã nghệ thuật văn học của thời đại đó, thì đôi lúc chúng ta nghe như một câu chuyện huyền thoại, linh diệu mang đầy màu sắc tôn giáo. Dẫu biết rằng, đây là những biểu tượng mang đậm triết lý nhân sinh. Tuy nhiên, dưới giác độ văn học, thì đây là mã nghệ thuật thường dùng miêu tả trong thời ấy

Người xưa thường miêu tả những điều không bình thường để báo hiệu những điều phi thường, hay nói cách khác, miêu tả những con người quá phi thường bằng những sự kiện không bình thường.

Ngày đản sanh là một bức tranh hài hoà tuyệt đối giữa con người với thiên nhiên. Hoa sen là một loài hoa dung dị, dân dã mọc khắp nơi bùn lầy, ao tù nước đọng. Những mầm sống được thai nghén ngay trong chốn ô trược. Qua bao ngày tháng, kết tinh thành những nụ hoa, để rồi vươn lên khỏi mặt nước, bước vào không trung, xòe cánh hé nhụy, tỏa hương bay khắp không gian hòa quyện cùng với hương sắc của muôn loài hoa thơm cỏ lạ khác.

Hoa sen không đứng cạnh mai, lan, trúc, cúc. Hoa giữ cho mình nét thuần khiết, thanh cao thoát trần. Hoa sống và nở giữa bùn lầy ô nhiễm. Có lẽ vì vậy mà biểu tượng hoa sen được Phật giáo lấy làm biểu tượng cao quý. Chính trong chốn bình thường dân dã ấy, hàm dưỡng cái khác thường và cũng chính cái khác thường đã cùng nhau hội ngộ tạo nên cái phi thường nhất trong lịch sử.

Kẻ tri âm gặp người tri kỷ. Hoa sen nở trong cuộc đời để chờ đợi nâng đôi bàn chân bất nhiễm trần của Bậc Đại Sĩ. Chỉ có đôi bàn chân ấy mới xứng đáng để hoa tự nguyện nâng đở bảy bước đi chập chững đầu đời. Bàn chân bất nhiễm trần đặt lên bông hoa vô nhiễm tạo nên một mỹ cảm văn học tuyệt vời. Đây là một nghệ thuật đặc tả tôn vinh cái đẹp. Người và hoa không hẹn mà hữu duyên, hay hoa chờ người giáng thế!? Người thì mượn hoa mang thông điệp giải thoát giác ngộ đến với chúng sanh trong cõi Ta bà này.

Ở đây chúng ta thấy hai hình ảnh khác thường. Hoa nâng đở chân người. Người mới sanh liền đi vào cuộc đời và còn gửi một bức thông điệp cô đọng, hàm súc. Chính cách miêu tả không bình thường này cũng thông báo cho người nghe và người đọc một vĩ nhân giáng thế.

Chúng ta cũng thử liên tưởng đến một vài sự kiện khác thường của các vị Tổ sư, các nhân vật tên tuổi trong lịch sử cũng như trong các tác phẩm văn chương để hiểu thêm về mã nghệ thuật mà người đương thời thường sử dụng

Tương truyền Tổ Ca Diếp nở một nụ cười hàm tiếu, khi nhìn thấy cành hoa sen trên tay đức Phật ở trong hội chúng. Chỉ có Phật mới hiểu nụ cười đó. Ở đây cái ký hiệu phi thường ẩn trong Ngài Ca Diếp đã được Phật mã hóa. Người phi thường mới hiểu được nụ cười khác thường đó.

Tương truyền rằng tổ Thương Na Hòa Tu, ở trong thai mẹ sáu năm, chờ khi nào có loại cỏ tên Thương Nặc Ca thì mới chịu ra đời. Còn Tổ Ưu Ba Cúc Đa thì khi mẹ mang thai đã thấy mặt trời xuất hiện ở trong nhà.

Tương truyền rằng, vua Tần Thủy Hoàng cũng ở trong thai mẹ 12 tháng. Sau khi kế nghiệp ông đã thống nhất toàn bộ đất nước Trung hoa lúc bấy giờ. Còn các tác giả như La Quán Trung, thì miêu tả nhân vật của mình cũng mang tính tượng trưng ước lệ nhằm làm nổi bật cái khác thường của các nhân vật. “Quan Vũ mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi tựa như son, mắt phượng mày tằm…”. Và gần đây nhà đại thi hào Nguyễn Du cũng miêu tả Từ Hải qua hai câu thơ để nêu bật lên hình dáng và tính cách khác thường của một anh hùng

…Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao,

Ở đây cũng có một vài ý kiến hồ nghi về sự không tương xứng tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của Từ Hải. Phải chăng, do mã nghệ thuật đương thời quy định nên Nguyễn Du miêu tả Từ Hải một cách không bình thường để nói lên con người phi thường?

Hầu như các bậc thiên tài, hiền triết thánh nhân ra đời vào các thời kỳ đó đều có những điềm lạ khác thường xuất hiện. Đây là chỗ tương giao, hòa điệu, tinh tuý nhất giữa con người với thiên nhiên. Và cũng chỉ có văn học - kể cả văn học dân gian hoặc văn học viết - mới kể lại, ghi lại, lưu truyền đồng thời mới cảm nhận đầy đủ cái đẹp và giá trị thực của nó.

Giải mã nghệ thuật không phải làm mất đi vẻ lung linh huyền diệu mà để hiểu và cảm nhận chân thật, sâu sắc về ngày Đại Lễ Phật đản vậy!

Viết tại: THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
Mạnh hạ năm Quý Mùi
Phật đản lần thứ: 2626
Phật lịch: 2546
Dương lịch: 2002

Ai khóc và khóc ai?

Ai khóc và khóc ai?
(tùy bút)
Nguyên Diên

Tôi và Ngài ra đời cách nhau hơn hai mươi sáu thế kỷ, ngày nay cứ mỗi lần đọc lại những trang sử đản sinh của Ngài, tôi chỉ biết khóc thầm và tự nguyện quỳ mọp xuống cung kính đảnh lễ dưới chân Ngài một cách thành kính mà không hề hay biết xung quanh đang diễn ra những điều gì khác. Khóc vì nhiều lẽ, Ngài thánh thiện quá, Ngài siêu việt quá, Ngài tuyệt vời quá… không có một mỹ từ nào ở trần thế này có thể ca ngợi và tán thán công hạnh của Ngài cho thật đúng nghĩa.

Khóc là một biểu hiện sinh học rất ư bình thường đối với tất cả mọi đứa trẻ sơ sinh như tôi. Tiếng khóc ngây thơ của mỗi sinh mạng bé bỏng đều mang theo những giá trị riêng biệt nhất định mà không ai có thể nào gặp lại lần thứ hai trong cuộc đời mình. Tiếng khóc của tôi không phải khóc “vì nỗi xót xa sự thế”, mà khóc vì những gì xa lạ đang xảy ra xung quanh tôi. Tôi đã quen và bằng lòng với thế giới chật chội, nóng nực trong thai mẹ, phút chốc bỗng từ bỏ nơi cư ngụ hơn chín tháng qua, vì vậy nên tôi đã phản ứng mạnh mẽ bằng cả tứ chi và tiếng khóc đó. Tôi đã ái nhiễm và luyến tiếc không muốn rời bỏ nơi ấy, dẫu biết rằng đó là quy luật tất nhiên của vũ trụ đất trời. Và rồi tiếng khóc định mệnh năm xưa ấy đã theo tôi trong suốt thời gian tôi hiện hữu trên cuộc đời này.

Năm tháng cứ dần trôi qua, tôi lớn lên và đã khóc, khóc rất nhiều. Khóc vì những trận đòn roi do tôi không biết vâng lời, ham chơi, biếng học. Khóc vì kết quả học tập thua kém bạn bè và sự nghiệp nay mai sẽ bị rơi vào chổ tối tăm, tuỵệt vọng, không lối thoát…

Lớn lên tôi đã khóc vì tình yêu bất như ý, đành ngậm ngùi chấp nhận để rồi lại khóc vì vợ vì con. Nhưng có lẽ do thiện duyên nhiều đời nhiều kiếp, tôi đã may mắn khóc vì có cơ hội gặp được chánh pháp, được thầy Bổn sư đồng ý nhận làm đệ tử xuất gia. Mỗi nhát dao đưa, từng sợi tóc dài phiền não trên đầu cứ rơi xuống, để lại sau lưng một quá khứ trầm luân sanh tử. Đáng lẽ ra tôi phải mỉm cười để từ giã nó nhưng sao tôi lại khóc thầm?, cầm nén không được tôi bật khóc lớn lên thành tiếng. Huynh đệ và thầy tổ ngạc nhiên và lúc này tôi không hiểu vì sao tôi lại khóc ù oa như một đứa trẻ trong vòng tay cha mẹ như thời thơ ấu vậy?!.

Đã xuất gia rồi mà tôi vẫn không sao hết khóc được. Khóc vì trí nhớ quá tồi không sao học thuộc lòng nổi bài chú Lăng Nghiêm, khóc vì nghiệp trạo cử, giải đãi, hôn trầm, phóng dật… cứ luôn theo tôi dai dẳng. Đường học đạo của tôi như chiếc xe quá cũ chạy trên con đường xa thẳm mà Như Lai đã để lại. Lắm lúc tôi muốn quay về tìm lại bến mê trong quá khứ để yên phận mình trong kiếp chúng sanh.

Tôi là người quá ư yếu đuối, thiếu bản lĩnh và nghị lực nên đã tìm đến trước Tôn tượng của Ngài để cầu xin và nói những điều rất vô lý. Nhưng khi đứng trước dung nhan toàn hảo và công hạnh vô biên của Ngài tôi không thể thốt lên được lời tôi dự định muốn nói. Tôi nhìn Ngài và Ngài cứ im lặng với nét mặt nghiêm nghị và nụ cười huyền diệu trên môi, lúc này tôi không khóc được mà nước mắt cứ rơi rơi mãi. Tôi nghiến hai hàm răng lại và nghe trong họng vị mặn đắng của kiếp chúng sanh đa nghiệp chướng.

Tháng ngày lại dần trôi, tôi cố gắng tinh tấn hơn trong các thời khoá tu tập cùng đại chúng. Một hôm cơn bạo bệnh đột ngột đến, gặm nhấm xác thân tứ đại giã huyễn này, từng cơn đau quặn xé, toát mồ hôi, tôi đã dùng hết khả năng sở học và hành trì của mình để mong hóa giải nó. Nhưng oái oăm thay, lần này tôi cũng lại thất bại. Nhưng có điều lúc này tôi không khóc thành tiếng mà thay bằng những tiếng hít hà kéo dài và một vài cái nhăn mặt để che giấu sự nghiệp tu hành vụng về của chính mình. Từ tiếng khóc ngây thơ lúc lọt lòng cho đến tiếng khóc bị tham, sân, si cũng như ngoại cảnh chi phối, cho dù có khác nhau nhưng đó là phản ứng quá yếu đuối của riêng tôi trên cuộc đời này.

Ngày đản sinh, tôi lại nhớ đến Ngài. Ngài chào đời không hề cất lên tiếng khóc. Ngài ung dung bước chân đi vào cõi Ta Bà khi vừa ra khỏi lòng mẹ. Những đóa sen hồng nâng đôi bàn chân bé nhỏ ngọc ngà của Bậc Đại Sĩ. Ngài không khóc, có lẽ vì Ngài đâu còn xa lạ gì ở cõi Ta Bà. Ngài đến đi thong dong tự tại như trở về thăm lại cố hương. Ngài hạ thế mang theo lòng bi nguyện và bức thông điệp nhằm khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Nhân thiên, hớn hở vui mừng, chào đón khi hay tin Ngài giáng trần hóa độ; muôn hoa đua nở, hương sắc ngập trời, chim hót líu lo, vạn loài hoan lạc. Chỉ nghe văng vẳng đâu đây tiếng gào khóc thảm thiết của ma vương, bởi từ đây quyến thuộc của chúng sẽ ít dần rồi đến lúc không còn nữa. Đấng tiên tri A Tư Đà đã cúi lạy Ngài và khóc vì tuổi mình đã quá lớn không còn có cơ may để học và tu theo giáo pháp mà Ngài sẽ chứng ngộ trong tương lai. Nhơn thiên thương tiếc, muôn loài khóc than khi Ngài từ bỏ cái thân giả huyễn để về nơi Niết Bàn bất sanh bất diệt.

Hôm nay ngày đại lễ Phật đản lại về, một lần nữa tôi lại khóc vì tôi và Ngài lại được một chúng sanh đa nghiệp chướng như tôi quỳ khóc dưới chân Ngài.

Viết tại THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
Mạnh Hạ năm Giáp Thân
- Phật đản lần thứ: 2628
- Phật lịch: 2547
- Dương lịch: 2004

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Lâm Tỳ Ni – Xưa & Nay





(ảnh do tác giả chụp năm 2006)

Lâm Tỳ Ni – Xưa & Nay

Tỳ kheo: Thích Quảng Đạt

Mỗi năm cứ đến mùa Phật đản, hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo đều hướng tâm về thánh địa Lâm Tỳ Ni. Nơi mà cách đây 2631* năm, một vĩ nhân đã thị hiện đản sinh để khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Kể từ ngày ấy, Lâm Tỳ Ni đi vào sử sách, thơ ca, âm nhạc và động lại trong tâm thức của mỗi người như là một bản thánh ca với nhiều cung bậc trầm bổng du dương. Sự kiện này đã, đang và sẽ trở thành một ngày lễ hội lớn của toàn nhân loại.

Lâm Tỳ Ni… xưa

Đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni, tôi thả dòng tâm thức về quá khứ, trước mắt hiện ra một cánh rừng bạt ngàn với những cội cây Vô Ưu nở hoa khoe sắc. Những chú chim, chú khỉ, chú sóc… chuyền cành tung tăng, hót líu lo, gọi bạn bè về đây, chứng kiến sự kiện đản sanh của một vị Phật tương lai.

Không gian nơi này, ồn ào náo nhiệt, tưng bừng như một ngày hội. Tiếng nói cười của đoàn tùy tùng hộ giá hòa lẫn với tiếng hót ca muôn thú làm sôi động cả một khoảng trời yên tĩnh.

Vườn Lâm Tỳ Ni đã vinh hạnh được đón bàn chân đầu đời của bậc Đại sĩ. Cũng từ ngày ấy, mảnh đất này đã trở thành mảnh “đất thiêng”, là nơi để những người đệ tử của Ngài ước mơ và hy vọng có một ngày được đặt chân đến đây chiêm bái.

Hai trăm năm sau, một vị minh quân như vua A Dục đã thân hành đến đây lễ bái, khắc đá đề danh để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với một bậc vĩ nhân của nhân loại. Trụ đá đứng sừng sững giữa đất trời, làm điểm nhấn cho toàn cảnh của khu vườn và là một chứng tích rất quan trọng để hậu thế xác định đúng địa điểm nơi Ngài thị hiện đản sanh.

Lâm Tỳ Ni đã chứng kiến và đón nhận hàng triệu bàn chân của các tín đồ đến đây chiêm bái. Các bước chân của các bậc cao Tăng vượt đường xa vạn dặm, vượt đèo núi hiểm trở cũng còn lưu dấu đâu đó trong mảnh vườn này. Lâm Tỳ Ni một lần nữa lại đón nhận những đôi chân của những người có tâm hồn thánh thiện và lý tưởng xuất thế, đi theo con đường mà Ngài đã để lại. Vì vậy mà Lâm Tỳ Ni, trở thành một “cái gai” trong con mắt của những người ngoại đạo đương thời.

Giờ lịch sử đã điểm, quy luật THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG xuất hiện, Lâm Tỳ Ni đã phải trải qua một thảm nạn. Lâm Tỳ Ni đã biến thành một nơi hoang phế. Trụ đá do vua A Dục dựng lên cũng bị quật ngả chôn vùi sâu trong lòng đất. Khuôn viên Lâm Tỳ Ni trở thành nơi phóng uế bừa bãi của gia súc và cư dân địa phương. Những ai đã đọc, nghe và nhìn thấy Lâm Tỳ Ni trong cảnh hoang tàn đổ nát không khỏi bùi ngùi, thương tiếc pha chút óan hờn, trách móc…

Và ngày nay…

Nền cũ năm xưa đang hồi sinh, quy luật THÀNH, TRỤ… đang được thiết lập tại vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi đây đang được phục hồi một cách nhanh chóng. Các thảm cỏ, cụm hoa được chăm sóc, cắt xén, chu đáo, cẩn thận. Các bụi cây Vô ưu và cây bồ đề vẫn luôn xanh tươi, vươn các cành lá dài tỏa bóng mát che chở cho lữ khách lúc trời gay gắt nắng. Đặc biệt là nền móng, nơi đánh dấu hòang hậu Maya lâm bồn hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa được bảo vệ một cách nghiêm mật. Hiện nay, Lâm Tỳ Ni được Unesco công nhận là di sản văn hóa của nhân loại.

Ngày nay, mỗi ngày có rất nhiều Phật tử và du khách ghé thăm, chiêm bái. Mỗi người đến đây đều dành riêng cho mình một ít thời gian và một khoảng vắng trong tâm hồn để hồi tưởng và suy tư về hình ảnh và công hạnh của đức Phật. Sức lan tỏa của Lâm Tỳ Ni vượt khỏi không gian Nepal, đi vào tâm khảm của mỗi người.

Trong khuôn viên, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phan của Phật tử Tây Tạng giăng ngập lối đi. Họ gởi lại Lâm Tỳ Ni những lời cầu nguyện thiết tha chân thành của mình, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân của họ đối với Ngài.
Xung quanh Lâm Tỳ Ni, chùa chiền mọc lên rất nhiều, mỗi chùa mỗi dáng mang theo văn hóa bản địa của đất nước mình. Sự hồi sinh của Lâm Tỳ Ni đã làm ấm lòng của hạng triệu tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới.Các dịch vụ đi kèm như khách sạn nhà hàng và các quầy bán hàng lưu niệm cũng phát triển song hành bên cạnh Lâm Tỳ Ni. Điều này cho chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ đạo và đời luôn luôn tồn tại tương trợ lẫn nhau. Phước đức của Ngài để lại hôm nay đã đâm hoa kết trái.

Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo, ca ngợi, tán thán một vĩ nhân giáng trần. Con đang mơ một ngày Phật đản nào đó, con và mọi người được đứng tại vườn Lâm Tỳ Ni để cùng nhau cảm nhận hết cái “linh khí” và khung cảnh hoành tráng mà hậu thế tôn tạo lên để tri ân công đức của Ngài.

Hình ảnh Lâm Tỳ Ni ngày xưa đang sống lại trong ngày Phật đản, trong mỗi lời ca, tiếng hát, thắp lên ngọn đuốc để Lâm Tỳ Ni ngày nay phát triển đúng với tâm nguyện của toàn nhân loại.

Viết tại THIÊN HƯƠNG ĐẠO TRÀNG
Mạnh Hạ năm Đinh Hợi
- Phật đản 2631
- Phật lịch 2551
- Dương lịch 2007

ảnh sưu tầm

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

ĐÔNG VỌNG VU LAN - BEAT YAMAHA


Link - CD NHẠC PHẬT ĐẢN

http://youtu.be/id-L0N8CLac
http://youtu.be/8WBzWl8xD-U
http://youtu.be/dBeA8olAs2A
http://youtu.be/MeMPUF0Pjjk
http://youtu.be/hf2ptNFjWoE
http://youtu.be/iIbvauOGOvQ
http://youtu.be/eDfoYjT3srE
http://youtu.be/L4ZTq9Y5H24
http://youtu.be/ggyoknBUX1I
http://youtu.be/44TTQMuDSgE
http://youtu.be/MdRYijrkXos
http://youtu.be/EMBBJDKXj5U













Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

TÌNH KHÚC VU LAN - NHẠC VÀ LỜI LƯU KA



TRÊN PHÍM ĐÀN HOA NỞ - NHAC VÀ LỜI LƯU KA



TRÊN PHÍM ĐÀN HOA NỞ

Trên phím đàn những nụ hồng khoe sắc
Dâng tặng ai còn mẹ và còn cha
Dâng tặng người, thêm long lanh đôi mắt
Dâng cho đời, khúc nhạc Vu Lan ca

Trên phím đàn, một ngày cành hoa nở
Như đón chờ một người ở phương xa
Vu Lan vọng nơi miền xa thương nhớ
Song thân già, gieo hạt mầm nở hoa

Cành hoa khoe màu sắc
Kết tinh dâng tặng đời
Để loài người yêu nhau
Để tình người mênh mông.

Hương hoa lan tỏa ngát
Ngất ngây người và hoa
Một mai ai mất rồi
Cô đơn, lòng nhớ thương.

Nụ hoa mùa tháng bảy
Không thấy người đến thăm
Cành hoa vương lệ sầu
Nghe kinh cầu ngân lên

Trên phím đàn, lời kinh thay hoa nở
Định danh xưng, hoa báo hiếu mẹ cha
Lời kinh vang, nốt nhạc gợi thương nhớ
Giọt châu rơi mắt hoen lệ nhạt nhòa

KÝ ỨC VU LAN - NHẠC VÀ LỜI LƯU KA

KÝ ỨC VU LAN
Nhạc và lời: Lưu Ka

Có một mùa Vu Lan
Tôi nhận hoa hồng trắng
Mắt rưng rưng lệ nhòa
Lòng trỗii dậy xót xa 
Con mất mẹ và cha.

Có một người em thơ
Bơ vơ trong chiều vắng
Mắt rưng rưng lệ nhòa
Mịt mờ đường tương lai
Em sống phận mồ côi.

Mùa Vu Lan năm nay,
em bé nhỏ thuở nào,
trong y vàng rực rỡ,
quỳ trước điện niêm hương.

Dâng lên lời cầu nguyện,
hồi hướng cho song thân,
cửu huyền và thất tổ,
sớm vãng sanh cực lạc,
diện kiến A Di Đà


Có một mùa Vu Lan
Chuông chùa buông dần đến
Ngân vang khắp xóm làng
Thức tỉnh chốn nhân gian 
Quay về nương tựa Phật
Quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

TẬP THƠ - NÓI VỚI EM

Đôi lời...

Nói với em là một tập thơ tâm sự với các "người em" mà Phương Nhã Ka đã có cơ may bắt gặp đâu đó một vài lần trong đời sống của chính mình. Nhưng rồi... Nói với em không chỉ nói với một đối tượng cụ thể mà là tự nói với lòng mìn
h.

Nói với em là những vần thơ tâm sự buồn vui của Phương Nhã Ka. Những tâm sự buồn vui đó như những khoảnh khắc thoáng qua, như có, như không, như được, như mất, như thật, như hư... khi mơ màng trong giấc ngủ hoặc khi phải tiếp xúc với "lục trần"... khi nghe tiếng ai đó văng vẳng bên tai và rồi tất cả đọng lại, lãng quên trong miền ký ức.

Một ngày, cơ duyên hội ngộ, phút chốc bỗng dưng hiện về, tác giả ghi nhận lại bằng những câu văn có vần, tạm gọi là thơ, để làm kỷ niệm.

Phương Nhã Ka mong quý độc giả đón nhận tác phẩm Nói với em như một lời tâm sự chân thành của tác giả.

Viết tại THIÊN HƯƠNG AM

Trọng Xuân năm Giáp Ngọ

PHƯƠNG NHÃ KA


Kính bút

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

TA LÀ BỐN MÙA - N & Lời: LƯU KA - PNK HÁT NHÁP



http://youtu.be/JwOrA6NxYyQ

Ta là bốn mùa 
Nhạc và lời Lưu Ka

Ta là mùa Xuân muôn hoa bừng nở rộ
Hay là mùa Hạ phượng đỏ thắm sân trường
Ta là mùa Thu gió heo may mời bạn
Hay là Đông về giá buốt cõi lòng ta
...

Ta là mùa Xuân cây đâm chồi nẩy lộc
Hay là mùa Hạ, rộn rã tiếng ve sầu
Ta là mùa Thu lá úa vàng chờ rụng
Hay là Đông về nhăn nhó cả thịt da.

Điệp khúc

Bốn mùa thay nhau làm nên sự sống
Nuôi dưỡng muôn loài để đến với nhau
Trong cả nỗi đau ngập tràn hạnh phúc
Vũ trụ nhiệm mầu trao lại mai sau.


Ta là trời cao mây bay chiều gió lộng
Hay là biển rộng, để sóng vỗ liên hồi
Ta là bình minh cho đêm tàn vỡ mộng
Hay hoàng hôn buồn để đợi ánh trăng về.

NGÀY ẤY BÂY GIỜ - PNK HÁT NHÁP




 

KÝ ỨC PHẬT ĐẢN - PNK TRÌNH BÀY




 KÝ ỨC PHẬT ĐẢN
Nhạc và lời: Lưu Ka


Mùa Phật đản năm xưa
Tôi là một em bé
Theo ba mẹ đến chùa
Dâng hương hoa cúng Phật
Đang lễ bỗng trời mưa.
...
Mùa Phật đản năm xưa
Sắc cờ bay khắp lối
Xe hoa rộn phố phường
Dòng người vui tấp nập
Âm nhạc cùng hòa vang.

Điệp khúc

Mùa Phật đản năm nào
Tôi dắt tay nhiều người
Trên môi hé nụ cười
Hòa niềm vui ánh mắt
Lòng ngập tràn yêu thương.
...
Mùa Phật đản năm nào
Đi tung tăng từng bước
Vững chãi giữa cuộc đời
Gieo duyên cùng mọi người
Tán thán Phật đản sanh.

....
Mùa Phật đản năm nay
Đêm trăng rằm sáng quá
Lại nhớ Phật đản xưa
Lễ vật xơ xác buồn
Oằn mình dưới trời mưa
....
Rồi mùa mưa qua đi
Phật đản lại sắp tới
Chân run không bước nổi
Hối tiếc thời son trẻ
Chạy nhảy và hát ca

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Giao mùa - Nhạc & Lời Lưu Ka - PNK hát nháp



http://youtu.be/9pTTznqj2Vs




Giao mùa
Nhạc & Lời Lưu Ka

Trời vào cuối Thu, Đông về se lạnh
Một nỗi niềm riêng chạnh lòng lữ khách
Tiếng khúc khích cười vương trên màu mắt
Theo gió bay đi xa tít chân trời.

Trời chiều cuối Thu, Đông cười trêu bạn
Nặng nỗi niềm xưa ngập tràn ký ức
Nắng gió ùa về, hôn lên cành lá
Theo gió rơi rơi vui với cội nguồn.

ĐK

Một chiếc lá vàng trên cành chao nghiêng
Một bóng hình hài bên hiên màu nắng
Một tà áo trắng gió đùa tung bay
Ửng hồng đôi má không rượu mà say.

Một chiếc lá vàng cuối Thu tàn tạ
Người hành khất già nhặt lên ngắm nghía
Một hơi thở dài nghe sao thấm thía
Như cả đất trời đang hiện đâu đây.


Trời chiều cuối Thu, Đông về thăm bạn
Mang cả tình thương của người viễn xứ
Nắng ấm theo về ngời trên vầng trán
Đôi mắt long lanh môi thắm nụ cười.

BÊN TRỜI PHIÊU LÃNG NHẠC & LỜI LƯU KA PNK HÁT NHÁP