TẬP YÊU THƯƠNG
LS Nguyên Diên
LS Nguyên Diên
(Viết
về người thân, nhất là viết về hai đấng sinh thành, người cầm viết
thường hay tìm những ngôn từ đẹp nhất, hay nhất và có ý nghĩa nhất để
thể hiện, mong rằng người đọc sẽ cảm nhận được mình là người con có
hiếu. Tuy nhiên, cuộc đời có nhiều điều cần phải nói thật. Với một "khoảnh
khắc cảm xúc" ùa về bất chợt tác giả Nguyên Diên viết ra để trải lòng
mình, để tập yêu thương)
Chân dung tác giả
Viết về người cha quả là một đề tài rất khó với tôi. Bởi lẽ, cảm xúc
không nhiều, thậm chí rất ...rất ít, không đủ để viết và muốn viết cũng
không biết viết cái gi ???
Sau gần 50 năm phiêu bạt "giang hồ" đi tìm cảm xúc để viết đề tài về người cha... Hôm nay "có đôi chút" cảm hứng, nếu không vội vàng ghi lại thì cả cuộc đời này tôi không còn có cơ hội nữa
Tôi lớn lên trong những trận đòn roi nghiệt ngã... ??? Những trận đòn roi có lý do chính đáng...??? những trận đòn roi vô duyên vô cớ... ??? những trận đòn roi để trút nỗi bực mình và những trận đòi roi...??? đến bây giờ tôi mới "tạm" giải mã nó được
Cha tôi sinh ra trong ra trong một gia đình nông dân bình thường. Nơi sinh ra là vùng đất khắc nghiệt , "giàu" nắng và gió. Ông mồ côi cha (ông nội của tôi) lúc Ông mới 3 tuổi. Mẹ của Ông ( bà nội của tôi) tái giá lúc Ông chưa tròn 6 tuổi.
Bà ấy tưởng rằng sau khi tái giá với người đàn ông khác thì ba đứa con thơ dại của mình sẽ có được sự yêu thương chăm sóc chu đáo, từ một người "cha dượng". Đây là một lỗi lầm lớn trong cuộc đời của bà. Chỉ có tấm lòng hiếu thảo của con cháu mới tha thứ cho bà được.
Người cha dượng..."không ra gì". Gia đình nát tan. Cha tôi được chú bác cưu mang. Nói tiếng là cưu mang chứ phải chăn bò, cắt cỏ...làm nhiều thứ khác như những đứa trẻ ở quê đồng trang lứa, để kiếm cái ăn, sống cho qua ngày. Học hành chỉ được lớp 5 trường làng mà thôi. Ông lớn lên trong cơ cực, trong những tiếng nặng nhẹ của chú bác, trong cái nhìn không thiện cảm của hàng xóm... Đồ con mồ côi... Tôi viết đến đây thực sự không kìm nén được lòng mình.
Lớn lên, đúng tuổi quân dịch, cha tôi bị bắt lính. Ông nhập ngũ theo phe miền Nam chống lại phe cộng sản Bắc Việt. Nơi đó có anh chị, bà con của Ông cũng đang cầm súng chống lại miền Nam. Đúng là oan nghiệt của một dòng họ và dân tộc
Trong quá trình cầm súng tham gia chiến trường miền Nam, Ông cũng có học thêm đôi chút, trình độ cũng "khá" lên, nhận thức cũng tiến bộ. Đi từ bảo vệ nền tự do dân chủ, bị bắt buộc, sang bảo vệ nền tự do dân chủ, một cách tự giác và có ý thức. (Nếu ngay lúc nầy cho tôi nhận xét thì "nhận thức" của ông lúc đó cũng chưa đủ tầm như tôi bây giờ. Có lẽ tôi bây giờ đã lớn hơn ông rất nhiều, có trình độ hơn và còn nhiều cái hơn khác nữa).
Thời thế tạo nên anh hùng, từ một thằng lính "hải thuyền", sau sát nhập thành hải quân. Binh chủng hải quân lúc bấy giờ là một binh chủng tương đối "hào hoa" của quân đội miền Nam. Có lẽ Ông cũng hãnh diện, mình chỉ là "thằng" mồ côi cha mẹ sớm, mà nay trở thành một cán chính quân bảo vệ non sông đất nước...
Nhờ học thêm đôi chút, có "trình độ", được cất nhắc... Rồi lại bị sa thải...vì có bà con đang cầm súng ở Bắc Việt
Điều làm tôi lưu ý hơn cả là thời gian ông làm việc ở "phòng nhì". Cái phòng hay điều tra xét hỏi những người khác chiến tuyến. Phòng này, dùng lời nói không thỏa mãn thì hay " thượng cẳng chân hạ cẳng tay" . Phải chăng "nghiệp vụ" thời tiền chiến đã ăn sâu vào tiềm thức khiến ông có những hành xử thô bạo với vợ con sau này ???
Ngày định mệnh của miền Nam Việt Nam đã đến, quân đồng minh, rút khỏi cuộc chơi...thể chế miền Nam sắp sụp đổ... Gia đình tôi bắt đầu cuộc di tản theo lệnh của chính quyền Sài Gòn. Rời quân cảng Cam Ranh...đến Đảo Phú Quốc. Sống tập trung trong trại tù mà ngày xưa dành giam cầm những người cộng sản. Rời đảo Phú Quốc về Vũng Tàu...rời Vũng Tàu đến bến cảng Cát Lái. Ngày tàn của chế độ Sài Gòn được tính bằng ngày... Đây là cơ hội cuối cùng để ông đưa cả gia đình vợ con sang Mỹ. Ông có được cái quyền như vậy vào lúc đó.
Lập trường không vững, thiếu quyết đoán, nặng tình với bà con, nhất là bà chị ở Bắc Việt...suy nghĩ nông cạn, nhận định thời cuộc không chính xác...nhiều và rẩt nhiều cái không khác nữa, khiến Ông quyết định "Ta Về Ta Tắm Ao Ta / Dù Trong Dù Đục Ao Nhà Vẫn Hơn",. Ông ngâm nga câu này mãi. Ông đã quyết định sai lầm khiến ông và cả gia đình phải trả giá sau này.
Đất nước thì thống nhất, nhưng hòa bình thì chưa biết có hay không?. Những người lính theo phe miền Nam thất trận, bơ phờ, hốc hác, xuôi ngược tìm đất cắm dùi, tìm kế sinh nhai...
Đất trời dun dũi, Ông về mảnh đất Bình Tuy, (nay là Bình Thuận), sống trong ngôi nhà tranh do chương trình Quốc Vụ Khanh của chế độ Sài Gòn cấp cho gia đình năm 1973-1974 ? Chuyện này thì tôi không rành lắm?.
Trong tay có nghề sửa chữa máy của các loại tàu lớn, có bằng cấp. Nhưng các loại giấy tờ ấy, thì đã đốt tối ngày 28/04/1975, Ông chỉ còn một tấm thân lành lặn bên ngoài và một sức khỏe...với tinh thần của người thua trong cuộc chiến.
Sau khi trình diện với chính quyền mới, khai báo quá trình...cái gì giấu được thì giấu...cái gì không được thì khai... Rồi học tập, cải tạo...may là không chết ở trong trại..hú hồn... Chính cái giấu được nên không được xét diện HO. Một lần nữa lại tiếc...đúng là "tái ông không mất ngựa"
Nghề nông là nghề tốt nhất lúc này "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rong thì nhất nông nhì sĩ" . Cái nghề mà không cần bằng cấp, không cần phải kê khai lý lịch.
Ngày ngày vác cuốc ra rẫy, gió nắng của vùng đất cuối Nam Trung Bộ đầu Đông Nam Bộ có khác. Tối tối, nghe thằng mõ làng ...a lô...a lô ...a lô... "Yêu cầu toàn thể ngụy quân, ngụy quyền tập trung tại trụ sở thôn vào lúc 8 giờ tối ngày mai, để họp nghe triển khai...khai triển...a lô...a lô...a lô.
Làm nông về đã mệt, tối tối đi họp nghe triển khai cái "bánh vẽ" to đùng mà 37 năm nay vẽ chưa xong và mua không được bột để làm bánh.
Sống trong nỗi chờ mong một ngày mai thể chế tự do quay trở lại...giai đoạn đó nhiều người miền Nam đều nghĩ vậy? Không riêng gì Cha tôi. Có lẽ do cuộc sống lúc đó quá cơ cực nên họ mới có suy nghĩ và chờ đợi như thế. Tâm trạng như vậy, cộng thêm mùa màng thất thường...cuộc sống chật vật thấy rõ trước mắt... Những hoài niệm quá khứ , những vui buồn trong hiện tại của Ông, tôi và mẹ tôi phải gánh chịu. Tôi bị đòn roi như cơm bữa. Xong rồi quên, còn nhỏ mà...
Thế rồi ngày này qua tháng khác, tôi đau, tôi buồn...chưa đến nỗi hận. Nhưng gần chạm ngỏ cái cảm xúc ấy. Tôi muốn thoát khỏi cái cảnh gia đình. Tôi muốn vượt biên thôi. Đó là nguyện vọng duy nhất của tôi ngày ấy...
Cơ duyên cho tôi gặp Phật, được học hành đàng hoàng...nay "tạm" yên ổn, có thời gian lắng tâm, chiêm nghiệm, lý giải...để yêu thương Cha mình. Biết rằng những nhận thức và tình cảm hôm nay con có được là do con tự tìm mà có, do Phật chỉ lối đưa đường... Nhưng dòng máu chảy trong người con là của Cha Mẹ. Những suy nghĩ giận hờn và dằn vặt trong quá khứ mong Cha hãy tha lỗi, xin Phật hãy đoái thương chứng giám.
Đê đầu thành kính vọng bái và tri ân Cha Mẹ đã sinh ra con, sinh ra tấm thân "tứ đại" để con được có cơ hội gieo nhân lành trong kiếp sống này.
(Viết tại Thiên Hương Am Mạnh Đông năm Nhâm Thìn)
Sau gần 50 năm phiêu bạt "giang hồ" đi tìm cảm xúc để viết đề tài về người cha... Hôm nay "có đôi chút" cảm hứng, nếu không vội vàng ghi lại thì cả cuộc đời này tôi không còn có cơ hội nữa
Tôi lớn lên trong những trận đòn roi nghiệt ngã... ??? Những trận đòn roi có lý do chính đáng...??? những trận đòn roi vô duyên vô cớ... ??? những trận đòn roi để trút nỗi bực mình và những trận đòi roi...??? đến bây giờ tôi mới "tạm" giải mã nó được
Cha tôi sinh ra trong ra trong một gia đình nông dân bình thường. Nơi sinh ra là vùng đất khắc nghiệt , "giàu" nắng và gió. Ông mồ côi cha (ông nội của tôi) lúc Ông mới 3 tuổi. Mẹ của Ông ( bà nội của tôi) tái giá lúc Ông chưa tròn 6 tuổi.
Bà ấy tưởng rằng sau khi tái giá với người đàn ông khác thì ba đứa con thơ dại của mình sẽ có được sự yêu thương chăm sóc chu đáo, từ một người "cha dượng". Đây là một lỗi lầm lớn trong cuộc đời của bà. Chỉ có tấm lòng hiếu thảo của con cháu mới tha thứ cho bà được.
Người cha dượng..."không ra gì". Gia đình nát tan. Cha tôi được chú bác cưu mang. Nói tiếng là cưu mang chứ phải chăn bò, cắt cỏ...làm nhiều thứ khác như những đứa trẻ ở quê đồng trang lứa, để kiếm cái ăn, sống cho qua ngày. Học hành chỉ được lớp 5 trường làng mà thôi. Ông lớn lên trong cơ cực, trong những tiếng nặng nhẹ của chú bác, trong cái nhìn không thiện cảm của hàng xóm... Đồ con mồ côi... Tôi viết đến đây thực sự không kìm nén được lòng mình.
Lớn lên, đúng tuổi quân dịch, cha tôi bị bắt lính. Ông nhập ngũ theo phe miền Nam chống lại phe cộng sản Bắc Việt. Nơi đó có anh chị, bà con của Ông cũng đang cầm súng chống lại miền Nam. Đúng là oan nghiệt của một dòng họ và dân tộc
Trong quá trình cầm súng tham gia chiến trường miền Nam, Ông cũng có học thêm đôi chút, trình độ cũng "khá" lên, nhận thức cũng tiến bộ. Đi từ bảo vệ nền tự do dân chủ, bị bắt buộc, sang bảo vệ nền tự do dân chủ, một cách tự giác và có ý thức. (Nếu ngay lúc nầy cho tôi nhận xét thì "nhận thức" của ông lúc đó cũng chưa đủ tầm như tôi bây giờ. Có lẽ tôi bây giờ đã lớn hơn ông rất nhiều, có trình độ hơn và còn nhiều cái hơn khác nữa).
Thời thế tạo nên anh hùng, từ một thằng lính "hải thuyền", sau sát nhập thành hải quân. Binh chủng hải quân lúc bấy giờ là một binh chủng tương đối "hào hoa" của quân đội miền Nam. Có lẽ Ông cũng hãnh diện, mình chỉ là "thằng" mồ côi cha mẹ sớm, mà nay trở thành một cán chính quân bảo vệ non sông đất nước...
Nhờ học thêm đôi chút, có "trình độ", được cất nhắc... Rồi lại bị sa thải...vì có bà con đang cầm súng ở Bắc Việt
Điều làm tôi lưu ý hơn cả là thời gian ông làm việc ở "phòng nhì". Cái phòng hay điều tra xét hỏi những người khác chiến tuyến. Phòng này, dùng lời nói không thỏa mãn thì hay " thượng cẳng chân hạ cẳng tay" . Phải chăng "nghiệp vụ" thời tiền chiến đã ăn sâu vào tiềm thức khiến ông có những hành xử thô bạo với vợ con sau này ???
Ngày định mệnh của miền Nam Việt Nam đã đến, quân đồng minh, rút khỏi cuộc chơi...thể chế miền Nam sắp sụp đổ... Gia đình tôi bắt đầu cuộc di tản theo lệnh của chính quyền Sài Gòn. Rời quân cảng Cam Ranh...đến Đảo Phú Quốc. Sống tập trung trong trại tù mà ngày xưa dành giam cầm những người cộng sản. Rời đảo Phú Quốc về Vũng Tàu...rời Vũng Tàu đến bến cảng Cát Lái. Ngày tàn của chế độ Sài Gòn được tính bằng ngày... Đây là cơ hội cuối cùng để ông đưa cả gia đình vợ con sang Mỹ. Ông có được cái quyền như vậy vào lúc đó.
Lập trường không vững, thiếu quyết đoán, nặng tình với bà con, nhất là bà chị ở Bắc Việt...suy nghĩ nông cạn, nhận định thời cuộc không chính xác...nhiều và rẩt nhiều cái không khác nữa, khiến Ông quyết định "Ta Về Ta Tắm Ao Ta / Dù Trong Dù Đục Ao Nhà Vẫn Hơn",. Ông ngâm nga câu này mãi. Ông đã quyết định sai lầm khiến ông và cả gia đình phải trả giá sau này.
Đất nước thì thống nhất, nhưng hòa bình thì chưa biết có hay không?. Những người lính theo phe miền Nam thất trận, bơ phờ, hốc hác, xuôi ngược tìm đất cắm dùi, tìm kế sinh nhai...
Đất trời dun dũi, Ông về mảnh đất Bình Tuy, (nay là Bình Thuận), sống trong ngôi nhà tranh do chương trình Quốc Vụ Khanh của chế độ Sài Gòn cấp cho gia đình năm 1973-1974 ? Chuyện này thì tôi không rành lắm?.
Trong tay có nghề sửa chữa máy của các loại tàu lớn, có bằng cấp. Nhưng các loại giấy tờ ấy, thì đã đốt tối ngày 28/04/1975, Ông chỉ còn một tấm thân lành lặn bên ngoài và một sức khỏe...với tinh thần của người thua trong cuộc chiến.
Sau khi trình diện với chính quyền mới, khai báo quá trình...cái gì giấu được thì giấu...cái gì không được thì khai... Rồi học tập, cải tạo...may là không chết ở trong trại..hú hồn... Chính cái giấu được nên không được xét diện HO. Một lần nữa lại tiếc...đúng là "tái ông không mất ngựa"
Nghề nông là nghề tốt nhất lúc này "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rong thì nhất nông nhì sĩ" . Cái nghề mà không cần bằng cấp, không cần phải kê khai lý lịch.
Ngày ngày vác cuốc ra rẫy, gió nắng của vùng đất cuối Nam Trung Bộ đầu Đông Nam Bộ có khác. Tối tối, nghe thằng mõ làng ...a lô...a lô ...a lô... "Yêu cầu toàn thể ngụy quân, ngụy quyền tập trung tại trụ sở thôn vào lúc 8 giờ tối ngày mai, để họp nghe triển khai...khai triển...a lô...a lô...a lô.
Làm nông về đã mệt, tối tối đi họp nghe triển khai cái "bánh vẽ" to đùng mà 37 năm nay vẽ chưa xong và mua không được bột để làm bánh.
Sống trong nỗi chờ mong một ngày mai thể chế tự do quay trở lại...giai đoạn đó nhiều người miền Nam đều nghĩ vậy? Không riêng gì Cha tôi. Có lẽ do cuộc sống lúc đó quá cơ cực nên họ mới có suy nghĩ và chờ đợi như thế. Tâm trạng như vậy, cộng thêm mùa màng thất thường...cuộc sống chật vật thấy rõ trước mắt... Những hoài niệm quá khứ , những vui buồn trong hiện tại của Ông, tôi và mẹ tôi phải gánh chịu. Tôi bị đòn roi như cơm bữa. Xong rồi quên, còn nhỏ mà...
Thế rồi ngày này qua tháng khác, tôi đau, tôi buồn...chưa đến nỗi hận. Nhưng gần chạm ngỏ cái cảm xúc ấy. Tôi muốn thoát khỏi cái cảnh gia đình. Tôi muốn vượt biên thôi. Đó là nguyện vọng duy nhất của tôi ngày ấy...
Cơ duyên cho tôi gặp Phật, được học hành đàng hoàng...nay "tạm" yên ổn, có thời gian lắng tâm, chiêm nghiệm, lý giải...để yêu thương Cha mình. Biết rằng những nhận thức và tình cảm hôm nay con có được là do con tự tìm mà có, do Phật chỉ lối đưa đường... Nhưng dòng máu chảy trong người con là của Cha Mẹ. Những suy nghĩ giận hờn và dằn vặt trong quá khứ mong Cha hãy tha lỗi, xin Phật hãy đoái thương chứng giám.
Đê đầu thành kính vọng bái và tri ân Cha Mẹ đã sinh ra con, sinh ra tấm thân "tứ đại" để con được có cơ hội gieo nhân lành trong kiếp sống này.
(Viết tại Thiên Hương Am Mạnh Đông năm Nhâm Thìn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.